This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Học tiếng Anh – khám phá Luân Đôn mờ ảo

Thư giãn sau những giờ phút học tập, chúng ta hãy cùng khám phá những biểu tượng của thủ đô Luân Đôn nước Anh, lấy động lực học tiếng Anh để sớm có cơ hội đến đây nào.

Học tiếng Anh khám phá Luân Đôn mờ ảo


Cung điện Buckingham

Cung điện Buckingham chính là một trong những biểu tượng hấp dẫn nhất của thành phố London, là nơi ở chính thức của hoàng gia Anh. Với lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo, đây là nơi mà bất kỳ khách du lịch nào cũng muốn đặt chân đến để khám phá đời sống hoàng gia. Cung điện đã mở cửa đón công chúng gần 25 năm qua với các triển lãm thường được tổ chức vào mùa hè.

Dòng sông Thames

Những con sông chảy qua thành phố đều trở thành dòng huyết quản của thành phố đó và luôn để lại một ấn tượng khó phai mờ trong lòng du khách. Sông Thames cũng gắn liền với Luân Đôn như vậy, để những ai đã từng đến xứ sở sương mù cũng đều khắc ghi hình ảnh về dòng sông thơ mộng hòa quyện cùng cảnh thủ đô vừa cổ kính vừa hoa lệ. Nếu bạn đến Luân Đôn du học tiếng Anh thì đây chắc chắn sẽ trở thành một phần ký ức khó phai của bạn.

Tower Bridge

Những dòng sông luôn gắn liền với những cây cầu, cùng với dòng sông Thames, Luân Đôn nổi tiếng với nhiều cây cầu độc đáo, trong đó không thể không kể đến cầu Tháp. Cây cầu này có lịch sử lâu đời với một vẻ đẹp cổ kính mê hoặc. Nếu đến Luân Đôn, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội đến thăm cây cầu này nói riêng và dành thời gian để ngồi bên dòng sông Thames, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây cầu nối 2 đầu thành phố và cảm nhận thời gian như ngưng đọng lại.

Tháp Big Ben

Biểu tượng lịch sử này của nước Anh đã quá nổi tiếng rồi phải không các bạn? Tháp Big Ben là một phần của cung điện Westminster, cùng  thành phố trải qua bao thăng trầm lịch sử. Tiếng chuông từ ngọn tháp này đã trở nên gắn bó với người dân nước Anh và cho đến ngày nay, âm thanh xao xuyến đó vẫn luôn được hàng triệu người đón chờ trong những dịp trọng đại.

Xe buýt hai tầng

Xe Buýt hai tầng

Dù không học tiếng Anh đi nữa thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến biểu tượng nổi tiếng này của London phải không? Xe buýt 2 tầng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 và trở thành một phương tiện giao thông công cộng gắn liền với đời sống của người dân thành phố, xuất hiện trên khắp các ngõ ngách Luân Đôn. Dù đã từng có thời gian bị ngừng vận hành nhưng với ý nghĩa to lớn của nó về mặt tinh thần với người dân nước Anh, xe buýt 2 tầng đã được khôi phục với sự cách tân nhưng vẫn thể hiện được tinh thần vốn có của nó giữa lòng thủ đô.

>> 9 cuốn sách để bắt đầu học tiếng Anh ngành du lịch
>> Kỹ năng mềm - Kỹ năng thích nghi

Bốt điện thoại công cộng

Là một biểu tượng bình dị rất đặc trưng của Luân Đôn nói riêng và nước Anh nói chung, xuất hiện trên mọi nẻo đường. Ra đời vào năm 1924 và đần trở nên phổ biến, chúng cũng dần bị lãng quên khi công nghệ hiện đại phát triển, nhưng dù giới trẻ Anh không sử dụng chúng nữa thì những bốt điện thoại này vẫn là một phần của nước Anh. Từng có thời gian chúng đã trở thành những địa điểm selffie phục vụ khách du lịch nhưng hiện nay, với sự sáng tạo của người Anh, họ đã hồi sinh những bốt điện thoại này với nhiều công dụng đa dạng như: cửa hàng thức ăn, thư viện sách, trạm làm việc mini… 

Benative vừa giới thiệu đến các bạn một vài trong những biểu tượng đôc đáo nhất của thủ đô Luân Đôn - thành phố có khả năng “lấy lòng” bất cứ ai đặt chân đến đây. Sức hấp dẫn ấy có đủ tiếp thêm động lực học tiếng Anh để một ngày nào đó bạn có cơ hội thoải mái hòa mình tận hưởng thành phố này không?

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

9 cuốn sách để bắt đầu học tiếng Anh ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành phát triển nhất hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 9 cuốn sách để bắt đầu học tiếng Anh ngành du lịch.
Học tiếng Anh từ trước đến giờ vẫn luôn là yêu cầu quan trọng, đặc biệt là trong ngành du lịch. Bạn đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới, cho dù bạn không biết tiếng bản địa của họ, chỉ cần biết tiếng Anh là bạn có thể giao tiếp. Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế. Và nếu bạn muốn làm việc trong ngành du lịch, hãy tham khảo 9 cuốn sách để bắt đầu học tiếng Anh ngành du lịch của chúng tôi.
Tourism 1 Student’s Book



1. “Tourism 1 Student’s Book”

Cuốn sách được xuất bản bởi nhà xuất bản chất lượng cao Oxford, sách bài tập này rất tốt cho bất kỳ sinh viên quan tâm đến một công việc du lịch.
Các bài học đầu tiên sẽ dạy cho bạn làm thế nào để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch như vé máy bay và các chuyến đi nghỉ. Trong series có các cuốn sách khác, vì vậy bạn có thể chọn một cuốn phù hợp với những gì bạn đang tìm kiếm.

2. “Going International: English for Tourism Student’s Book”

Đây là một cuốn sách của Oxford, trong đó tập trung vào việc học từ vựng du lịch. Mỗi phần có một bản tóm tắt tất cả các từ vựng, và những ý tưởng để làm thế nào để sử dụng những gì bạn đã học được trong thế giới thực. Điều đó làm cho cuốn sách trở thành công cụ tuyệt vời cho những ai muốn học tiếng Anh ngành du lịch.

3. “English for International Tourism”

Sách giáo khoa này thuộc sở hữu của nhà xuất bản nổi tiếng Pearson. Nó sử dụng nhiều hình ảnh và có một số đoạn âm thanh để bạn có thể nghe các tài liệu nói thành tiếng. Cuốn sách được tổ chức tốt, nhưng nó lại có rất nhiều thông tin ở một nơi. Do đó nó sẽ phù hợp với giáo viên hoặc việc học theo nhóm.

4. “Flash on English for Tourism”

“Flash on English for Tourism” được chia thành các phần ngắn và dễ hiểu. Nó là một cuốn bài tập, nên sẽ tương tác với bạn hơn là một cuốn sách giáo khoa. Nó cũng là một cách để kiểm tra kiến ​​thức của bạn về từ vựng và kỹ năng.

Rick Steve's Europe

5. “Rick Steve’s Europe”

“Rick Steve’s Europe” được viết một cách thân thiện và dễ hiểu. Nó có hướng dẫn cho nhiều nước châu Âu, nhưng ngay cả khi bạn không thể tìm thấy các quốc gia bạn quan tâm, bạn có thể học được rất nhiều từ cuốn sách của Steve.
“Rick Steve’s Europe” sử dụng nhiều từ vựng du lịch và một số sự kiện lịch sử thú vị về các điểm tham quan (nếu bạn quan tâm đến điều đó!)

6. “Let’s Go” travel guides

“Let’s Go” travel guides là loạt các hướng dẫn du lịch được viết cho học sinh, và bao gồm nhiều bài hấp dẫn như quán bar và nơi để tìm thấy những người trẻ tuổi khác. Cuốn sách này là một cách tuyệt vời để tìm hiểu một số từ vựng du lịch tuổi đại học.

7. “Lonely Planet”

"Lonely Planet" là một cuốn sách khó đọc, ngay cả với người bản xứ. Vì vậy đừng cố gắng tìm hiểu mọi thứ. Thay vào đó, hãy sử dụng những cuốn sách này để tìm kiếm từ vựng và cụm từ, địa danh nổi tiếng thế giới và nơi để nghỉ qua đêm.

8. “Bradt’s Eccentric” series

Những cuốn sách này nói về những điều lập dị, khác thường và có một chút lạ lẫm. Họ có nhiều thú vị hơn so với sách hướng dẫn bình thường, nhưng vẫn sử dụng tất cả các từ vựng và cụm từ bạn sẽ cần để làm việc trong ngành du lịch.

9. Bill Bryson’s travel books

Những cuốn sách này là một cách tuyệt vời để xem các địa điểm khác nhau thông qua những kinh nghiệm của người khác. Bryson viết về cuộc phiêu lưu của mình ở những nơi như Anh và Mỹ. Cuốn sách của ông là một cách tuyệt vời để cải thiện tiếng Anh của bạn với rất nhiều cụm từ và từ liên quan đến du lịch.

Nhờ 9 cuốn sách này, bạn sẽ có thể tự học tiếng anh giao tiếp trong ngành du lịch bắt đầu ngay từ hôm nay và sẵn sàng cho một công việc rất hấp dẫn này nhé.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Kỹ năng mềm - Kỹ năng thích nghi


Trong cuộc sống có những sự việc khiến bạn luôn phải thay đổi môi trường sống học tập,công việc,thay đổi những tập tục quen thuộc của bản thân...Nhưng bạn không làm được, bạn không thể thay đổi được cái tôi cũ rích của bản thân để bắt đầu với hoàn cảnh mới,bạn cảm thấy khó khăn với sự thích nghi kém cỏi của mình với cuộc sống.

Bạn rèn luyện kỹ năng thích nghi để có thể xoay chuyển theo sự thay đổi của cuộc sống
Rèn luyện kỹ năng thích nghi để có thể xoay chuyển theo sự thay đổi của cuộc sống

Vậy kỹ năng mềm - kỹ năng thích nghi là gì ? Bạn cần có những gì để có kỹ năng thích nghi tốt?

Nằm trong bộ " Kỹ Năng Mềm " cho cuộc sống  Kỹ Năng Mềm - Kỹ Năng Thích nghi là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người. Nếu ta nói kỹ năng giao tiếp là là bước đầu giúp ta tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài Thì kỹ năng thích nghi là kỹ năng giúp ta hòa nhập với cuộc sống bên ngoài đó.

Vậy ta phải làm gì để thích nghi với hoàn cảnh ?

Chuẩn bị chu đáo : Là một trong những bước quan trọng nhất. Vì khi có sự chuẩn bị tốt bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về mặt tinh thần cũng như hoàn thành tốt hơn trước những trường hợp có thể xảy ra. Ví Dụ bạn đi du học ở Mỹ, Trường University of Akron thì bạn sẽ lên tìm hiểu thời tiết bên đấy thế nào, con người và cách sống của họ, tìm hiểu về các nghành học trong trường, lịch học,bản đồ,kỳ túc xá,chương trình học.....Từ đó chuẩn bị những gì cần thiết điều này sẽ giúp bạn đỡ bối rối hơn rất nhiều.

Tạo dựng kỹ năng thích nghi

Tạo dựng những kỹ năng

Trong nhiều hoàn cảnh bạn phải tự học hỏi và rèn luyện cho mình những kỹ năng để thích nghi

- Đầu tiên là Sức khỏe: Hãy tạo cho mình một sức khỏe tốt, chăm chỉ thể dục thể thao nếu có thể hãy học thêm những môn võ để bảo vệ bản thân.....Có sức khỏe tốt sẽ làm bạn đối mặt dễ dàng hơn với sự thay đổi thời tiết , với những công việc vất vả hơn....Và điều quan trọng rằng nó làm bạn luôn thấy tự tin,thoải mái và tràn đầy năng lượng làm việc,học tập hơn

- Hiểu Biết Ngôn ngữ: Hãy học thêm cho mình những ngôn ngữ. Vì tiếng Anh và pháp bây giờ là phổ cập toàn thế giới do vậy học tiếng anh ( pháp ) tốt sẽ giúp bạn tự tin giao lưu hoặc giúp bạn trong những trường hợp phải đối mặt với những trường hợp khó khăn mà sự khác biệt ngôn ngữ gây nên

- Tạo cho mình Những kỹ năng sống: Tôi thấy người phương tây có một điểm rất hay trong cách giáo dục là từ nhỏ họ đã được rèn rũa cách sống tự lập , rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống như lều trại,sơ cứu,leo núi,bơi lội... Điều này không chỉ giúp họ tháo gỡ những khó khăn mà còn giúp họ có được sự tự tin hơn trong mọi trường hợp.

- Lắng nghe người đi trước : Lắng nghe luôn luôn là một đức tính tốt của con người. hãy lắng nghe người đi trước để rút ra cho mình những bài học quý báu.Thích nghi với hoàn cảnh không chỉ là tự mình thoát ra mà nó còn là hòa nhập với môi trường mới. hãy lắng nghe thật nhiều bạn sẽ thấy bất ngờ với những kiến thức mình học được đấy

- Năng Động : Ở Những nước phát triển, Khi giáo dục từ nhỏ, thay vì nhồi nhét kiến thức người phương tây thường dậy cách độc lập suy nghĩ và chịu trách nhiệm trước những gì bạn làm. Không như chúng ta luôn được bao bọc từ nhỏ. Chinh sự bao bọc quá mực hay tư tưởng chỉ có học và học làm từ nhỏ chúng ta quá thụ động, luôn chờ đợi sự giúp đỡ của người khác,không có tính đột phá, không có kỹ năng giải quyết các tính huống tốt, thiếu tự tin trong những trường hợp khó khăn xảy ra....

KL : Để học cách thích nghi tốt bạn hãy rèn luyện những kỹ năng mềm - kỹ năng thích nghi của bản thân thật tốt, sức khỏe tốt, khả năng độc lập....Và quan trọng là sự tự tin của bản thân.Đừng để thời gian đi qua rồi mới thấy hối tiếc, ngay từ bây giờ hãy học tập và rèn luyện thật nhiều những kỹ năng của bản thân để trở thành một người " hoàn hảo " hơn nhé.

>> Nguồn : Kỹ Năng Mềm - Kỹ Năng Thích nghi

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Những ngôn ngữ sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội nghề nghiệp


Các kỹ năng ngôn ngữ có thể là một món quà sự nghiệp vẫn tiếp tục được trao đi: Có thể nói, giải thích, và đàm phán bằng một ngôn ngữ khác khiến cho cơ hội tuyển dụng của bạn nhiều hơn, tăng cường sự tự tin của bạn, và có thể dẫn tới một mức lương cao hơn. Nếu bạn đạt được trình độ thông thạo ngôn ngữ bằng cách du học nước ngoài, bạn cũng sẽ đồng thời được trang bị rất nhiều kỹ năng mềm: các kỹ năng con người và kỹ năng quản lý mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Tóm lại là: Biết một ngoại ngữ khác (và một nền văn hoá khác) sẽ có lợi cho cả cuộc sống cá nhân và công việc của bạn, bất kể bạn đang làm việc ở quốc gia nào và trong ngành nghề nào.

Có rất nhiều ngôn ngữ nhưng bạn nên lựa chọn thứ tiếng phù hợp với mình
Có rất nhiều ngôn ngữ nhưng bạn nên lựa chọn thứ tiếng phù hợp với mình

Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp

Bạn có hai lựa chọn: Bạn có thể học một ngôn ngữ mà nhiều người sử dụng, như Tiếng Anh, và lựa chọn từ nhiều công việc và quốc gia khác nhau nơi bạn có thể sử dụng khả năng chuyên môn của mình. Trong trường hợp này, bạn có thể có nhiều sự cạnh tranh và bạn cần tìm ra một góc độ khiến bạn đặc biệt. Hoặc, tập trung vào một ngôn ngữ ít phổ biến hơn, mà có thể còn mạo hiểm và khó khăn hơn nhưng bạn (về nghĩa đen) vẫn có thể hoàn thành được bởi lẽ bạn có thể thực sự nổi bật với một bộ kỹ năng cụ thể mà không nhiều người có được.

Không có câu trả lời đúng hay sai khi bạn quyết định nếu bạn muốn trở nên thành thạo Tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Ai-Len – bước quan trọng nhất là bạn học một ngôn ngữ khác, tốt nhất là chọn ngôn ngữ mà bạn yêu thích như vậy bạn có thể luôn tò mò và gắn kết với việc học. Mặc dù không có quy định nào về việc lựa chọn ngôn ngữ, có một vài lĩnh vực ở đó ngôn ngữ này có thể hữu ích hơn ngôn ngữ khác.

Tiếng Anh

Đây là ngôn ngữ toàn cầu. Nếu bạn muốn làm việc ở nước ngoài, bạn không cần phải nói Tiếng Anh, nhưng đó có thể là một ý tưởng rất tốt nếu bạn có thể nói Tiếng Anh – bất kể bạn đang theo đuổi ngành nghề gì. Đó cũng là một ngôn ngữ quan trọng trong môi trường học thuật và có thể đưa bạn vào các trường đại học, tiếp cận với tri thức, và các lựa chọn giáo dục trên thế giới. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Tiếng Anh có thể giúp ích khi bạn du lịch hoặc thoả mãn trong bất cứ thứ gì có liên quan đến văn hoá pop – sau cùng, cuộc sống không phải chỉ là về công việc.

Tiếng Nhật

Mặc dù diện tích không quá rộng lớn, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn và sáng tạo nhất thế giới – đặc biệt nổi tiếng cả về ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và công nghiệp ô tô. Bất kỳ công việc gì trong ngành sản xuất, kỹ thuật, hay nghiên cứu và phát triển thì đều thuận lợi với một khía cạnh về các kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Nhật. Quốc gia này xuất khẩu và nhập khẩu rất nhiều hàng hoá, vì vậy có rất nhiều cơ hội để liên hệ với một công ty Nhật – và gây ấn tượng với họ bằng các kỹ năng Tiếng Nhật của bạn.

  Tiếng Nhật ngày càng phổ biến và mang lại cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp
Tiếng Nhật ngày càng phổ biến và mang lại cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp

Tiếng Pháp

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia và được sử dụng bởi hơn 220 triệu người – hầu hết trong số đó đều sống ở Châu Âu và Châu Phi. Đó là ngôn ngữ làm việc của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, UNESCO, NATO, FIFA hay Tổ chức Y tế thế giới. Thế vận hội Olympics sử dụng Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ chính thức, và Liên Hợp quốc lựa chọn ngôn ngữ này là một trong những ngôn ngữ thủ tục của họ. Nếu bạn đang theo đuổi sự nghiệp trong ngành ngoại giao, quan hệ quốc tế, hoặc muốn làm việc trong các dự án tại hoặc với Châu Phi, việc thành thạo Tiếng Pháp là một điều bắt buộc. Một lưu ý nhỏ, đừng quên rằng Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ của thời trang cao cấp.

Tiếng Tây Ban Nha

Với hơn 300 triệu người bản ngữ, bạn không chỉ có thể có nhiều cơ hội để sử dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ của mình tại các điểm đến xinh đẹp trên thế giới (du lịch thành phố Barcelona hoặc lướt sóng tại Costa Rica, có ai không?), nhưng bạn cũng sẽ hưởng lợi từ nhiều cơ hội nghề nghiệp khác khi sử dụng thành thạo đối thủ ngôn ngữ hùng mạnh này. Tương tự như Tiếng Pháp, Tiếng tây Ban Nha cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế, và là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên internet. Thêm vào đó, nếu bạn có dự định làm việc trong lĩnh vực y tế hoặc làm công tác xã hội, Tiếng Tây Ban Nha có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Và vì đó cũng là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Mỹ, nó sẽ rất hữu ích khi bạn muốn làm việc ở Bắc Mỹ.

Tiếng Đức

Có khoảng 100 triệu người bản địa nói Tiếng Đức, khiến cho Deutsch trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng rộng rãi nhất ở Châu Âu. Kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất Châu Âu và đứng thứ tư trên thế giới: Nếu bạn muốn trở thành một phần của sự thành công về ngôn ngữ, sự kết hợp việc học Tiếng Đức của bạn với sự nghiệp trong ngành khoa học, tài chính/ngân hàng, văn học/xuất bản và kỹ thuật có thể đưa bạn đi đúng hướng.

Tiếng Quan Thoại

Trung Quốc tự hào là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nghĩa là nhiều cơ hội kinh doanh và tuyển dụng. Cũng có rất nhiều người để bạn thực hành ngôn ngữ: Tiếng Quan Thoại là tiếng mẹ đẻ của hơn 800 triệu người ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan, và ngôn ngữ này cũng được sử dụng ở Indonesia, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Mongolia, và Philippines. Tóm lại: Bạn có thể bàn luận về thời tiết, và nghề nghiệp của bạn với tất cả mọi người ở Châu Á. Là ngôn ngữ thứ hai, Tiếng Quan Thoại là một sự kết hợp tuyệt vời với một bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh hay du lịch và cũng có thể nâng cao chất lượng CV của bạn khi làm việc trong ngành sản xuất.

Tiếng Ý

Biết Tiếng Ý có thể giúp cải thiện triển vọng nghề nghiệp của bạn khi bạn theo đuổi một ngành nghề liên quan đến nghệ thuật, thời trang, thiết kế, âm nhạc (cổ điển) hàng xa xỉ, và bất cứ thứ gì về ẩm thực. Có tất cả những điều cực kỳ thú vị mà bạn có thể bàn luận với 70 triệu người bản xứ. Thêm vào đó, chỉ cần nghĩ đến tất cả các loại kem gelato mà bạn có thể gọi mà không cần một âm giọng?

>>Nguồn: ef.com.vn

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

6 đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt


Hãy cùng khám phá những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam dưới đây để có những ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp nhé.


Văn hóa giao tiếp của người Việt mang những đặc trưng riêng biệt


Văn hoá giao tiếp là gì?

Tìm ra một định nghĩa minh bạch cho một khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học xã hội& nhân văn quả là rất khó. Ở đây chỉ có thể đưa ra cái gọi là định nghĩa ấy thay bằng quan niệm của mỗi người. Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…

Đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt Nam

1. Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè.

Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp, và do vậy rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai đặc điểm:
- Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần chăng nữa, lúc rảnh rỗi họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng không còn là nhu cầu công việc (như ở phương Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.
- Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè – điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Khi đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam. Tham khảo chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử:

2. Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt

Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử:Yêu nhau yêu cả đường đi/ ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba/ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn/ghét nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc chẳng nề/một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…
Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…

3. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…

Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính này – dù gọi bằng tên gì đi nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được. Biết tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp: Chọn mặt gửi vàng; Tùy mặt gửi lời/tùy người gửi của. Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

4. Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt

Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình ttrung và tục chia phần. Do danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to tiếng nhau vì miếng ăn: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.


Tính cộng đồng của người dân Việt Nam trong các dịp đặc biệt


5. Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận

Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điều thuốc lá…
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai.
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thilf vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê… Tham khảo thêm bài viết:  Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

6. Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú

Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:

- Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.

- Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: chú khi ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có kkhi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)

- Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).

Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…

Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…

Giáo dục văn hoá giao tiếp trong học đường

Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường (tất nhiên nhà trường chịu trách nhiệm chính) mà còn phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội. Ngay từ nhỏ, gia đình đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành văn hóa giao tiếp cho con cháu. Ông, bà, cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên hướng dẫn cách giao tiếp có văn hóa cho con, cháu (đi chào, về hỏi, gọi dạ, bảo vâng một cách có lễ phép).

Bài học vào đời ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo. Phải thấy rằng giáo dục văn hóa giao tiếp là không hề giới hạn bởi cấp học nào, bởi thời gian, không gian nào mà cần phải được tiến hành ở tất cả các bậc học, ở mọi lúc, mọi nơi, phải tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán, tiến hành có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp và thật kiên trì thì mới có hiệu quả.

Nếu thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sẽ phản tác dụng. Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”, ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, pháp luật. Phải chăng đó một phần là do tình trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy sự liên kết, phối hợp trong giáo dục là rất quan trọng.

Theo Nguồn Cuộc Sống Việt _ Theo Sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Kỹ năng giao tiếp cho người rụt rè


Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?

Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:

Rụt rè khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống

Hình dung trước khi thực hiện

Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

Tập nói chuyện phiếm

Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

Thái độ chân thành

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.

Nhờ vả người khác

Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.

Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chúc bạn thành công.
>> Nguồn: Kinanggiaotiep.net

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

10 sai lầm khiến bạn kém thu hút trong mắt người khác


Trên trang Bright Side mới đây chia sẻ những sai lầm của nhiều người thường mắc phải trong cuộc sống khiến họ trở nên kém thu hút trong mắt người khác. Hãy xem mình có mắc phải lỗi nào không nhé.

Bạn có đang tự đánh mất sự thu hút của mình?

1. Giới thiệu bản thân một cách rụt rè, tự ti.

 Ấn tượng ban đầu đối với những người mới gặp rất quan trọng. Thay vì ngập ngừng, rụt rè tạo cảm giác không tốt với người đối diện, bạn hãy thử nói “xin chào” cùng một nụ cười và những câu giới thiệu đơn giản để tạo cảm giác thân thiện.

2. Không giới thiệu người đi cùng mình cho người khác.

 Tại các bữa tiệc hay cuộc gặp gỡ, bạn chỉ giới thiệu bản thân khi làm quen với người khác mà quên mất bạn đồng hành sẽ làm cho người đó nghĩ bạn xấu hổ khi đi với họ.

3. Quên tên của người khác. 

Biện minh rằng mình có trí nhớ kém không làm người đối diện thấy khá hơn khi quên tên của họ. Khi bắt đầu nói chuyện và người kia giới thiệu bản thân, bạn hãy cố gắng nhớ tên của họ và gọi chúng ít nhất hai lần trong cuộc nói chuyện. Đó cũng là cách giúp mọi người nhanh trở nên thân thiết hơn.

4. Giải thích về những điều không ai quan tâm. 

Một cuộc độc thoại về những điều không ai quan tâm chỉ làm lãng phí năng lượng của bạn và mọi người ít tương tác hơn. Thay vì nói tràng giang đại hải, bạn hãy thử kéo mọi người vào cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi để mọi người nêu lên ý kiến của mình.

5. Chỉ nói về bản thân.

 Trong một cuộc nói chuyện, việc chỉ nói quá nhiều về bản thân khiến người khác nghĩ rằng bạn là người tự mãn. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với câu chuyện của người khác và cùng thảo luận về một chủ đề cả hai cùng quan tâm sẽ khiến câu chuyện thú vị hơn nhiều.

6. Nói xấu người khác.

 Một người hay để ý và nói xấu người khác, dù chỉ là những câu đùa, thường không có được hình ảnh đẹp trong mắt mọi người. Khi nhận xét về một việc hay người nào đó, bạn hãy cố gắng khách quan và tránh những bình luận tiêu cực.


7. Nói chuyện quá nhỏ hoặc không tự tin.

 Một người nói chuyện quá nhỏ hay luôn cảm thấy không tự tin về những gì mình nói sẽ khiến đối phương cảm thấy nhàm chán và ít hứng thú tiếp tục câu chuyện. Dù bạn nói gì, một câu hỏi hay một lời cảm ơn, hãy cố gắng nhìn vào mắt người đối diện và nói rõ ràng.

8. Trả lời câu hỏi bằng một hoặc hai từ.

 Những câu trả lời nhát gừng khiến người nói chuyện cảm thấy bạn không tôn trọng họ. Hãy thử thêm một vài nhận xét, câu nói đùa hoặc hỏi lại người đang trò chuyện với mình.

9. Luôn than vãn. 

Khi than thở quá nhiều về một vấn đề gì đó mà không có dấu hiệu sẽ cải thiện nó, nó chỉ khiến bạn trở thành người bi quan, nhàm chán. Đừng ngại nói về các vấn đề của mình, nhưng hãy cố gắng tự tìm ra cách giải quyết trước khi tâm sự và nhận những lời khuyên từ mọi người.

10. Tự phá vỡ những nguyên tắc của mình.

 Một người không có chính kiến, quan điểm riêng sẽ khó để lại ấn tượng trong mắt người khác. Công khai những quan điểm của mình, giữ vững lập trường và tuân thủ các quy tắc bản thân đặt ra sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự nể phục hơn.
Nguồn: Internet.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

6 thói quen trong cuộc sống không hề tốt nhưng bạn vẫn cố chấp duy trì


Có những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt thôi nhưng lâu dần, nó sẽ trở thành thói quen mang đến cho bạn cả đống cảm xúc tiêu cực, khiến bạn càng ngày càng thấy mệt mỏi.
Tạo dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh không đơn thuần chỉ mang đến cho bạn những người bạn mới, hay những cơ hội mới mà bản thân những mối quan hệ xã hội ấy đã là một phần không thể thiếu của cuộc sống rồi. Tuy nhiên, không phải mọi nỗ lực vun đắp cho các mối quan hệ của bạn đều sẽ thu được trái ngọt đâu, bởi điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Không biết nói câu từ chối là thói quen mà nhiều người mắc phải


Nếu bạn để ý thấy mình lúc nào cũng phải bận rộn vì công việc của người khác hơn cả công việc của chính mình thì có lẽ đã đến lúc, bạn nên thử dừng bước và nghĩ lại về mọi chuyện. Đây chính là 6 sai lầm bạn thường mắc phải dẫn đến việc dù đã cố gắng hòa nhập với đám đông nhưng bạn vẫn cảm thấy cô đơn và thụt lùi.

1. Bạn không biết nói câu từ chối

Vấn đề xảy ra ở đây là bạn luôn ưu tiên công việc của người khác hơn của chính mình từ những việc nhỏ nhặt đến lớn hơn. Bạn không dám nói câu từ chối, bạn cả nể và ôm đồm mọi thứ về mình.

Điều bạn cần làm bây giờ là ưu tiên những việc bạn cần làm trước. Nếu một ai đó cố gắng chỉ trích bạn là người ích kỉ, không biết quan tâm giúp đỡ, người khác, hãy kệ họ. Người thực sự để ý bạn sẽ quan tâm cả đến cảm xúc, suy nghĩ của bạn chứ không áp đặt bạn như thế. Mọi mối quan hệ, dù là tình yêu hay tình bạn đều công bằng và cần sự trả giá của cả hai bên.

2. Bạn quá coi trọng cái nhìn của người khác

Vấn đề của bạn là ở chỗ bạn luôn cảm thấy tự ti và luôn muốn được người khác công nhận, chính vì vậy, ý kiến của người khác là một thứ gì đó cực kì quan trọng đối với bạn. Bạn làm mọi thứ vì muốn được khen, được khích lệ bởi sếp, đồng nghiệp, bạn bè, người thân... Chỉ khi được công nhận như vậy, bạn mới cho mình quyền tin rằng bạn đã làm tốt. Và ngược lại, khi không được công nhận, bạn sẽ ủ rũ cho rằng mình đã làm sai.
Từ nay trở đi, hãy vứt bỏ suy nghĩ ấy nhé, bạn phải tự tin là chính mình, phải tự tin rằng bạn rất tốt và bạn chẳng cần chứng minh điều đó với bất kì ai. Thay vì tìm kiếm sự công nhận, hãy cố gắng hoàn thành mục tiêu của chính bạn. Hoàn thiện và phát triển bản thân về mọi phương diện trước nhất. Sự tự tin sẽ trở thành người bạn đồng hành của bạn, khi ấy, bạn chỉ cần làm hài lòng một mình bạn mà thôi.

3. Bạn quá mềm mỏng

Trên đời này không thiếu những người như vậy, lúc nào cũng cả nể, không tranh luận, không phàn nàn, không đấu tranh hay biết đứng lên vì quyền lợi của chính mình. Họ luôn chấp nhận mọi thứ, cố gắng nhẫn nhịn và im lặng.
Sống như vậy rất mệt mỏi, bạn có biết không? Nếu bạn không nói ra suy nghĩ của mình, sẽ không ai biết đến sự tồn tại của bạn. Bạn không cần phải tìm kiếm sự ủng hộ từ bất kì ai, chỉ đơn giản là, khi bạn biểu lộ những gì mình nghĩ ra, bạn đã cho mọi người thấy được bạn là một cá nhân cũng có quyền lên tiếng.

4. Bạn tự đổ lỗi cho bản thân vì những cảm xúc của người khác

Chuyện gì xảy ra ở đây? Đó chính là bạn suốt ngày nói lời xin lỗi mỗi khi bạn không thể hoàn thành yêu cầu của một ai đó, hay không thể đoán được tâm tư, tình cảm của người khác. Mọi cảm xúc tiêu cực của người khác như giận dữ, thất vọng, buồn bã... đều khiến bạn sợ và cảm thấy tội lỗi.

Làm ơn đặt gánh nặng ấy xuống đi, không ai bắt bạn phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc, vấn đề, kỳ vọng của người khác cả. Khi bạn cảm thấy tội lỗi vì không thể giúp họ, hãy nghĩ bản thân họ đã làm gì để giải quyết vấn đề của họ trước. Giúp đỡ họ là vì bạn tốt, không giúp đỡ họ là vì đấy không phải trách nhiệm của bạn.

5. Bạn có giới hạn cho riêng mình và cứ để người khác lấn lướt

Bạn luôn sẵn sàng làm mọi thứ cho người khác. Nếu một ai đó gặp vấn đề gấp, bạn thậm chí còn gạt hết mọi công việc của bản thân sang một bên để lao đến giúp đỡ họ. Bạn có thể trì hoãn, lần lữa công việc của mình rất lâu nhưng lại không thể từ chối yêu cầu hỗ trợ của bất kì ai.
Những lúc như vậy, hãy nhớ rằng, bạn cũng chỉ là một người bình thường mà thôi. Bạn cũng có cuộc sống của mình, bạn cũng biết mệt mỏi. Giúp đỡ người khác là việc tốt, nhưng tất cả phải có giới hạn, nếu không, bạn sẽ sớm gục ngã thôi.

6. Bạn cứ làm những việc mà bạn chẳng hề có hứng thú

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng như thế này chưa? Bạn chết chìm trong đống công việc, mà quá nửa là việc của người khác - những công việc bạn không hiểu rõ, thậm chí không thích. Thế nhưng, bạn vẫn cứ đồng ý làm.
Bạn thấy như vậy có mệt mỏi không? Thời gian của mỗi người là hữu hạn, dùng hết là hết. Hãy tận dụng thời gian của bạn để làm những gì bạn thích, bạn muốn, những gì giúp ích cho bạn. Có đôi khi, yêu thương và trân trọng bản thân là việc bạn cần học đầu tiên đấy!

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂN BẰNG GIỮA HỌC VÀ LÀM


Vừa học vừa làm là khái niệm không còn xa lạ với các bạn trẻ. Đây là cách hiệu quả để vừa có tự chủ tài chính, vừa nâng cao kinh nghiệm, năng lực và kiến thức của bản thân. Học và làm, cả hai công việc này đều đòi hỏi sự nghiêm túc và có rất nhiều áp lực. Vậy bí quyết để vừa học vừa làm hiệu quả là gì?

 
Làm thế nào để cân bằng giữa việc học và làm?



1/ Tập trung


Bạn cũng cần phải thật sự tập trung trong công việc cũng như học hành. Không nên mang bài vở ra học trong giờ làm việc và cũng không nên mang hồ sơ giấy tờ của công ty ra làm khi bạn đang nghe giảng. Như thế bạn đã làm giảm hiệu quả của cả hai việc. Hơn nữa, không có cấp trên nào chấp nhận việc nhân viên của mình làm việc khác trong thời gian mà họ đã trả tiền cho bạn. Khi đang trong giai đoạn vừa học vừa làm, bạn phải tránh ôm đồm những việc không cần thiết. Điều này giúp bạn không bị phân tán đầu óc và thời gian bởi những việc nhỏ nhặt.

2/ Kiên trì


Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, thậm chí chán nản. Điều quan trọng lúc này là phải tìm được động lực giúp bạn vượt qua. Bạn có thể xem xét lại kế hoạch của mình để nhớ lại những kỳ vọng của bản thân trước khi bắt đầu việc học tập. Bạn cũng có thể nghĩ đến những điều bạn sẽ gặt hái được sau những chuỗi ngày vất vả. Chỉ cần mỗi ngày cố gắng một chút, kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, bạn sẽ thành công.

3/ Cân bằng giữa học và làm


Nhiều người gặp khó khăn ngay khi bắt đầu việc học trong lúc đi làm. Họ bị rối bởi phải phân thân cho quá nhiều việc trong khi khoản thời gian vẫn như trước. Nhiều người lại khủng hoảng sau khi bắt đầu vừa học vừa làm một thời gian khi tự so sánh mình với những người xung quanh và cảm thấy kiệt sức vì không có thời gian để nghỉ ngơi. Để không rơi vào tình trạng này, bạn cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Cách tốt nhất là bạn nên lập thời gian biểu hợp lý và cố gắng hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn đặt ra. Chú ý đánh dấu những việc quan trọng và để chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy để tránh bỏ sót hay nhầm lẫn trong công việc.

4/ Nghỉ ngơi


Vừa học vừa làm khiến bạn phải làm hơn nhiều lần bình thường. Chính vì vậy, bạn phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, có một chế độ ăn đầy đủ và điều độ, tập một môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp. Bạn nên cố gắng tranh thủ dành thời gian trong lịch làm việc và học tập để nghỉ ngơi và thư giãn với bạn bè và người thân. Làm việc quá sức sẽ gây áp lực và khiến bạn có những stress không cần thiết.

5/ Chia sẻ với những người xung quanh


Hãy chia sẻ về việc học của mình cho cấp trên và đồng nghiệp để được tạo thuận lợi cho việc học tập và công việc. Bên cạnh đó, khi không đủ thời gian để hoàn thành công việc hoặc xin nghỉ phép để thi cử, bạn dễ được cảm thông hơn.

Bạn nên có một nhóm bạn học ở trường để cùng nhau thảo luận các vấn đề của bài học và liên lạc với họ thường xuyên để được cập nhật thông tin. Ngoài ra, việc chia sẻ công việc, học hành với bạn bè và gia đình cũng giúp bạn có thêm động lực và cân bằng cả hai công việc.

 6/ Có định hướng rõ ràng và lựa chọn ngành học phù hợp


Nhiều người lựa chọn việc học để tích lũy thêm kiến thức sau khi đã có một công việc ổn định. Ngay chính thời điểm này là cơ hội tốt nhất để bạn xác định con đường mà bạn theo đuổi từ đó lựa chọn ngành học phù hợp. Đây chính là điều kiện tiên quyết để vừa học vừa làm hiệu quả. Bạn có thể học liên thông cho tấm bằng cao đẳng, học thạc sĩ cho tấm bằng cử nhân theo đúng chuyên ngành của mình. Bạn cũng có thể chọn học một chương trình học để bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình ví dụ như học văn bằng hai về luật hoặc ngoại ngữ nếu chuyên ngành chính của bạn là truyền thông hoặc kinh tế. Bạn cũng có thể lựa chọn một ngành khác biệt với công việc hiên tại để theo đuổi đam mê. Dù là lựa chọn nào thì bạn cũng phải cân nhắc thật kỹ, có thể nhờ thêm tư vấn của người thân, bạn bè bởi khi đã bắt đầu học, bạn phải đầu tư rất nhiều thứ: công sức, thời gian, trí óc, tiền bạc…
>> Nguồn: cuocsongdungnghia

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Đẩy lùi nỗi lo lần đầu đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh


Lần đầu đi phỏng vấn xin việc đã rất hồi hộp rồi, đằng này lại phải đi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì biết phải làm sao? Đó hẳn là nỗi lo thường trực của rất nhiều bạn vừa bước ra khỏi giảng đường đại học. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì chỉ cần 5 mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ sẵn sàng chinh phục buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Để phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh thành công bạn nên tham khảo những bí kíp này


1. Đoán trước câu hỏi

Thông thường các nhà tuyển dụng luôn có sẵn 1 danh sách câu hỏi để kiểm tra khả năng ứng xử cũng như độ phù hợp của bạn với công việc và công ty. Hãy dành thời gian để thử trả lời, bạn có thể tham khảo bài kiểm tra tiếng Anh phỏng vấn này hoặc tài liệu danh sách các câu hỏi thường gặp và câu trả lời mẫu để có thêm gợi ý.
Nên đọc kỹ bài quảng cáo tìm việc của công ty ứng tuyển, lựa chọn từ khóa (keywords) và các tiêu chí mà bạn có thể liên hệ tới bản thân. Sau khi tham khảo câu trả lời mẫu và thực tế thông tin công ty ứng tuyển, bạn có thể viết câu trả lời của riêng bạn, quá trình viết lại sẽ giúp bạn sắp xếp nội dụng cần trả lời mạch lạc hơn. Lưu ý bạn có thể soạn câu trả lời dự đoán sẵn nhưng TUYỆT ĐỐI KHÔNG HỌC THUỘC bài nói. Điều bạn cần là tỏ ra thân thiện, tự nhiên và chuyên nghiệp chứ không phải cứng nhắc như rô bốt.

2. Chuẩn bị kỹ vốn từ vựng chuyên ngành

Trong bất cứ buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh nào, ngoài những câu hỏi về thông tin cá nhân thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi mang tính chất chuyên môn. Vì thế, việc chuẩn bị vốn từ vựng tiếng Anh liên quan tới lĩnh vực mà bạn đang hướng tới sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trả lời những câu hỏi chuyên sâu về nghiệp vụ.
3. Thực hành trước
Có thể nhờ 1 người bạn đóng vai nhà tuyển dụng và hỏi bạn danh sách câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn, sau đó nhờ họ đưa ra nhận xét. Nếu không có người cùng luyện tập bạn có thể thu âm câu hỏi và trả lời bằng tiếng Anh, nghe lại để nhận diện những lỗi sai trong phát âm hoặc ngữ pháp. Gợi ý khác là đứng trước gương tập hỏi và trả lời.
Trong quá trình luyện tập đóng giả tình huống, cần lưu ý tới tốc độ và sự rõ ràng mạch lạc của câu trả lời. Thông thường người ta có xu hướng nói nhanh hơn khi cảm thấy căng thẳng cho nên việc luyện tập và cố gắng kiểm soát tốc độ nói sẽ giúp bạn nói rõ ràng hơn.

4. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% giá trị trong việc nhà tuyển dụng quyết định có chọn ứng viên này hay không. Trong khi đó, nội dung trả lời chỉ chiếm 7%. Như vậy ngôn ngữ cơ thể "nói" nhiều về bạn hơn chính lời nói đấy. Khi bạn chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật tươi và bắt tay với nhà tuyển dụng một cách dứt khoát và nói :“Rất vui được gặp ông/bà” để tạo ra bầu không khí tích cực.
Dù đứng hay ngồi, bạn cũng nên giữ thẳng lưng, hai tay chắp phía trước, tránh vắt chân hay khoanh tay cho thấy bạn là người bảo thủ và kín kẽ. Khi cơ thể của bạn được nới lỏng và thoải mái, người đối diện sẽ có niềm tin vào bạn. Nên nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng khi giao tiếp nhưng không được quá gay gắt. Đôi lúc hơi nghiêng nhẹ người về phía trước thể hiện sự quan tâm cũng như gật đầu thể hiện sự đồng tình.

5. Chuẩn bị, chuẩn bị, chuẩn bị

Hãy chuẩn bị kỹ càng giống như bạn tham dự những cuộc phỏng vấn thông thường, nghiên cứu về công ty ứng tuyển bằng cách vào website của công ty, đọc các tài liệu về một số lãnh đạo cấp cao của công ty nếu có. Càng biết nhiều về công ty, bạn càng có cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn. Hãy tìm đường đi và ước lượng thời gian để có mặt đúng giờ tại buổi phỏng vấn, chọn quần áo phù hợp cũng như soạn sẵn giấy tờ hoặc hồ sơ cần mang theo.
Hãy nhớ những lỗi sai nhỏ về phát âm hay ngữ pháp không thể đánh gục bạn mà chính là thái độ thiếu tự tin và sợ sệt đấy! Chỉ cần bạn chuẩn bị kỹ càng kèm theo thái độ tự tin cởi mở, chắc chắn buổi phỏng vấn tiếng Anh đầu tiên của bạn sẽ thành công!
>> Nguồn: wallstreetenglish