This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Tiền tố trong tiếng Anh - Bí quyết đoán nhanh nghĩa của từ

Tiền tố (prefix) trong tiếng Anh là một hoặc một nhóm kí tự đứng trước 1 từ gốc và chi phối nghĩa của từ gốc này. Ví dụ, trong từ preschool thì pre là tiền tố, có nghĩa là diễn ra trước, thế nên preschool được hiểu là trường mẫu giáo, nơi trẻ đến trước khi đi học chính thức.
Đặc biệt, mỗi tiền tố trong tiếng Anh đều mang một ý nghĩa cụ thể, gần như cố định. Lợi dụng đặc điểm này, bạn sẽ có thể đoán nhanh được phần nào nghĩa của từ. Sau đây, mời bạn hãy cùng tìm hiểu 10 tiền tố phổ biến trong tiếng Anh nhé.

Tiền tố trong tiếng Anh - Bí quyết giúp đoán nhanh nghĩa của từ


1. anti-

Anti- có nghĩa là chống đối hoặc đối nghịch. Tiền tố này đã xuất hiện ngay từ thế kỷ XV nhưng mãi đến thời hiện đại thì anti- mới được sử dụng ngày một phổ biến.
Ví dụ:
Body: cơ thể --> Antibody: kháng thể
Septic: Nhiễm trùng --> Antiseptic: khử trùng
You should put some antiseptic on that cut. (Bạn nên bôi thuốc khử trùng lên vết cắt.)

2. auto-

Xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp, auto- có nghĩa là tự thân hoặc tự phát. Tiền tố này thường đi kèm các thuật ngữ về kỹ thuật để nhấn mạnh chức năng tự vận hành.
Ví dụ:
Pilot: phi công --> Autopilot: chế độ bay tự động
Biography: tiểu sử --> Autobiography: tự truyện
In his autobiography, he recalls the poverty he grew up in. (Trong quyển tự truyện của mình, ông ta đã nhắc lại những ngày tháng lớn lên trong nghèo đói.)

3. co-

Nguồn gốc của co- xuất phát từ tiếng Latin. Đây là một dạng rút gọn của tiền tố com-, nghĩ là cùng nhau, phối hợp.
Ví dụ:
Exist: tồn tại --> Co-exist: cùng tồn tại
Worker: nhân viên --> Co-worker: đồng nghiệp
He is worried about his job after witnessing how his co-workers got fired. (Anh ta bắt đầu lo lắng sau khi nhìn thấy đồng nghiệp bị sa thải.)

4. dis-

Xuất phát từ tiếng Latin, dis- là tiền tố mang tính chất phủ định, tiêu cực. Khi bạn thấy một từ đi chung với dis-, rất có thể từ đó mang nghĩa thiếu hụt, không, làm trái hoặc tránh xa.
Ví dụ:
Connect: kết nối --> Disconnect: mất kết nối
Appear: xuất hiện --> Disappear: biến mất
You won’t believe it! That creature just disappreared into thin air. (Bạn không tin nổi đâu! Sinh vật đó tự nhiên biến mất tiêu luôn.)

5. hyper-

Trái ngược với trường hợp ở trên, hyper- giúp từ tương ứng tăng thêm một tầng nghĩa. Tiền tố này được hiểu là hơn, quá nhiều, vượt khỏi giới hạn thông thường.
Ví dụ:
Sensitive: nhạy cảm --> Hypersensitive: quá mẫn cảm
Critical: chỉ trích --> Hypercritical: quá khắt khe
He becomes hypersensitive after being criticized by his wife. (Anh ta trở nên nhạy cảm quá mức sau khi bị vợ mình càu nhàu.)

6. inter-

Tiền tố inter- thường được thêm vào các tính từ, thể hiện sự kết nối, liên quan giữa nơi chốn, sự vật được nhắc đến.
Ví dụ:
Continental: lục địa --> Intercontinental: liên lục địa
National: thuộc về 1 quốc gia --> International: quốc tế, đa quốc gia
The discussion suddenly became aggressive when he criticized the intercontinental missiles.  (Buổi thảo luận đột nhiên trở nên gay gắt khi ông ta lên án các tên lửa liên lục địa.)

7. non-

Tương tự như dis- , tiền tố non- cũng được dùng để thể hiện ý phủ định. Non- có thể kết hợp với danh từ hoặc tính từ.
Ví dụ:
Negotiable: có thể đàm phán --> Non-negotiable: miễn bàn luận
Alcoholic: có chứa cồn --> Non-alcoholic: không chứa cồn
The restaurant only serves non-alcoholic products. (Khách sạn chỉ phục vụ các sản phẩm không chứa cồn.)

8. post-

Post- vốn dĩ bắt nguồn từ postscript, nghĩa là tái bút trong tiếng Latin. Sau đó, tiền tố này dần dần được sử dụng phổ biến với ý nghĩa là phía sau, muộn, sau đó.
Ví dụ:
Graduate: người đã tốt nghiệp --> Postgraduate: chương trình sau đại học, cao học
Lunch: bữa trưa --> Post-lunch: sau bữa trưa
He took a post-lunch nap to relax. (Sau khi ăn trưa thì anh ta đi ngủ để thư giãn đầu óc.)

9. trans-

Tiền tố trans- mang đến hai nghĩa khác nhau. Thứ nhất, trans- có thể ám chỉ ý vượt qua, ngang qua. Thứ hai, trans- có thể hiểu là sự thay đổi hoàn toàn.
Ví dụ:
Form: hình thành --> Transform: biến đổi
Atlantic: Đại Tây Dương --> Transatlantic: ngang Đại Tây Dương
The transatlantic flight has to be cancelled as the storm gets stronger. (Cơn bão ngày càng mạnh hơn khiến chuyến bay ngang qua Đại Tây Dương phải bị hoãn.)

10. un-

Un- cũng là tiền tố mang nghĩa phủ định, trái ngược. Tuy nhiên khác với các trường hợp ở trên, un- có thể kết hợp với động từ, tính từ, trạng từ lẫn danh từ.
Ví dụ:
Fair: công bằng --> Unfair: thiếu công bằng
Rest: nghỉ ngơi, yên ổn --> Unrest: bất đồng, bất ổn
The unrest we are witnessing now may lead to full-scale civil war. (Những bất đồng hiện nay thậm chí có thể khiến nội chiến nổ ra.)
Sưu tầm

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Nếu bạn muốn bị thất nghiệp thì đừng đọc những kỹ năng này

Bà Trần Thị Thúy Nga – Cố vấn nhân sự cấp cao của Công ty Misa chia sẻ: "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tuyển chọn được những nhân sự tốt nhất phù hợp với vị trí công việc? Hồ sơ thì chúng tôi nhận được rất nhiều, nhưng những ứng viên lọt qua được khâu tuyển dụng để được thử việc lại rất ít. Đó là vì phần lớn các ứng viên đều thiếu kỹ năng trầm trọng".

Để giải quyết vấn đề này, bà Nga cho rằng, các cơ sở đào tạo cần phải kết hợp với doanh nghiệp để có định hướng đào tạo tốt hơn, đúng với yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ sớm giải quyết được bài toán cử nhân thất nghiệp.
Bà Trần Thị Thúy Nga – Cố vấn nhân sự cấp cao của Công ty Misa chia sẻ những kỹ năng cần phải có đổi với mỗi cử nhân. ảnh: Ngọc Quang.
Thống kê cho thấy có tới 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu kỹ năng mềm, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội tìm kiếm việc làm và lgây ra các rào cản khác trong công việc. Bà Nga nêu ra một thí dụ dễ nhận thấy, đó là có những kế toán được đào tạo nghiệp vụ giỏi, nhưng kỹ năng giao tiếp với khách hàng thì ít được cơ sở đào tạo chú trọng, trong khi các doanh nghiệp khi tuyển dụng lại rất quan tâm tới vấn đề này. Do đó, mỗi sinh viên ngoài việc rèn luyện nghiệp vụ thì phải tự tìm hiểu để học các kỹ năng mềm.
Bà Nga cho hay, có 24 năng lực cốt lõi dành cho lãnh đạo và nhân viên. Trong đó có 8 năng lực dành cho lãnh đạo và 16 năng lực chung. Mỗi doanh nghiệp tùy theo mô hình hoạt động sẽ đạt ra yêu cầu với các ứng viên về các nhóm kỹ năng khác nhau. Tuy vậy có một số kỹ năng chung mà các bạn trẻ cần phải nắm được đó là: thuyết trình, giao tiếp, đàm phán... nếu bạn trở thành quản lý thì cần những kỹ năng cao hơn đó là tổ chức họp, động viên tinh thần nhân viên, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Theo bà Nga, ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).


Cụ thể hơn: Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective); Kỹ năng (Skills) - kỹ năng thao tác (Manual or physical); Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive).

Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu; năng lực (phân tích, tổng hợp, đánh giá, ứng dụng) hiểu các vấn đề. Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một

công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.
Mỗi ngày bạn hãy đặt ra cho mình câu hỏi: Mình là ai? Mình muốn trở thành người như thế nào? Khi đã xác định mục tiêu, mỗi người phải phân chia thời gian hợp lý cho các đầu việc theo đuổi để đạt được mục tiêu cụ thể đặt ra ban đầu. Bạn cũng phải xác định năng lực của bản thân có thể đạt tới mục tiêu đề ra hay không và tìm lời giải cho nó. Nếu bạn đặt ra yêu cầu quá thấp với khả năng của mình thì đó là một điều đáng tiếc, nhưng nếu đặt ra yêu cầu quá cao và không thể thực hiện nổi thì có khi sẽ là một thất bại không thể cứu vãn. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo các làm của những người đi trước, tìm lời khuyên từ những người đã thất bại, những người đã thành công.
12 năng lực cần phải có đối với một cử nhân: 1. Kỹ năng làm việc nhóm; 2. Kỹ năng giao tiếp; 3. Kỹ năng thích ứng; 4. Đáng tin cậy; 5. Luôn duy trì được động lực làm việc; 6. Toàn tâm toàn ý với công việc; 7. Có khả năng đưa ra quyết định nhanh; 8. Luôn sẵn sàng đưa ra sáng kiến; 9. Phải tạo ra được các công trình tiêu chuẩn; 10. Biết cách giải quyết vấn đề; 11. Chịu được áp lực công việc cao; 12. Biết tổ chức công việc.
Doanh nghiệp sử dụng lao động thường đánh giá “3 năng” gồm: Năng lực, năng nổ, năng suất. Để đạt được những kỹ năng cần thiết, ngoài định hướng học tập tốt từ nhà trường, sinh viên cần được tiếp xúc trực tiếp nhiều tại các cơ sở làm việc; được tham dự nhiều buổi hội thảo có các chuyên gia đang điều hành doanh nghiệp chia sẻ - đó là những bài học thực tế bổ ích với sinh viên hơn là nghe quá nhiều các bài giảng ở trường.
Thực trạng hiện nay đó là doanh nghiệp cần một đằng thì nhà trường đào tạo một hướng khác, trong khi đó lẽ ra phải đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới, vừa đảm bảo nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp, không mất nhiều thời gian đào tạo kỹ năng, đồng thời cũng giải quyết được bài toán việc làm khi sinh viên tốt nghiệp.
Bà Trần Thị Thúy Nga cũng đưa ra lời khuyên đối với các cơ sở đào tạo là nên dành nhiều thời gian để sinh viên được trải nghiệm thực tế, được làm việc bán thời gian. Điều đó giúp cho sinh viên hoàn thiện nhiều kỹ năng, tự tin hơn khi tốt nghiệp. Khi được trực tiếp làm việc, mỗi người sẽ tự thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để điều chỉnh.
Sưu tầm

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Người trẻ! Đừng vì bất kỳ lý do gì mà đổ lỗi cho việc không thể thành thạo tiếng Anh

Có hàng trăm lý do để những người trẻ lý giải tại sao tiếng Anh lại trở thành nỗi sợ với họ. Nhưng khi bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày sử dụng internet và tự hào vì luôn bắt nhịp xu hướng mới, chẳng có lý do gì khiến bạn không thể thành thạo tiếng Anh cả.

Nỗi sợ tiếng Anh của nhiều người trẻ


Trong khi có những bước chân sải rộng đến từng châu lục, những cậu bạn làm việc tại đại sứ quán, tập đoàn đa quốc gia, thì vẫn có những người trẻ sợ hãi, chỉ biết lặng thinh khi một người khách du lịch hỏi đường. Dù không biết từ bao giờ tiếng Anh đã thành nỗi sợ của một bộ phận người trẻ, thì chắc chắn một điều rằng nỗi sợ này vẫn đang hiện hữu.


Sợ tiếng Anh là khi bạn chỉ biết lặng thinh khi một người khách du lịch hỏi đường


Dạo quanh 1 vòng những diễn đàn tìm việc làm… những câu chuyện về "mất cơ hội", "thất nghiệp", "mất định hướng" của các bạn trẻ luôn là chủ đề nóng, thu hút hàng ngàn bình luận. Và việc không có ngoại ngữ luôn là một lý do được nhắc tới rất nhiều. Vì thiếu chứng chỉ TOIEC, IELTS, TOEIC… mà vuột mất cơ hội vào làm tại tập đoàn lớn. Vì tiếng Anh chỉ dừng lại ở chữ "biết" chứ không đủ dùng, chuyến đi công tác châu Âu của công ty đành ngậm ngùi nhường cho đồng nghiệp khác… Tiếng Anh, vô hình đã trở thành rào cản ngăn trở bước chân của rất nhiều bạn trẻ.

Tự tin giao tiếp trong môi trường công việc đa quốc gia hay bị nỗi sợ hãi chế ngự và nhường cơ hội cho người khác?
Tự tin giao tiếp trong môi trường công việc đa quốc gia hay bị nỗi sợ hãi chế ngự và nhường cơ hội cho người khác?


Mất gốc, mất căn bản, không có điều kiện kinh tế, bận rộn vì những việc khác… quá nhiều lý do để người trẻ vin vào cho việc mình thất bại trong việc học tiếng Anh. Nhưng xem ra, lý do lớn nhất vẫn nằm ở chính bản thân chứ không đâu xa. Dành hàng giờ trước máy tính lướt web, chơi game, vào facebook đọc tin vặt thì tiếng Anh không thể nào tự nhiên mà giỏi lên được. Tất cả, chung quy lại vẫn là hai chữ "nỗ lực", "quyết tâm" đang còn thiếu.

Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn



Ai cũng biết thế giới đang "phẳng" hơn bao giờ hết. Và ai cũng biết tiếng Anh đã và đang chiếm một tầm quan trọng như thế nào trong xã hội mở và đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Nhưng giữa "biết" và bắt tay vào thực hiện vẫn là cả một quãng dài với nhiều người trẻ.

Nhiều bạn trẻ lấy lý do công việc hiện tại của mình không hoặc ít liên quan tới tiếng Anh để làm cớ thoái thác cho việc học tiếng Anh. Nhưng rõ ràng cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào. Khi công ty mở rộng thị trường ra khu vực, thế giới và cần nhân sự đảm nhận vai trò mới, giữa hai người cùng năng lực chuyên môn, người giỏi tiếng Anh hơn, có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thục hơn sẽ nắm chắc vị trí thăng tiến.
Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn
Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn

Nếu bạn thuộc team mê "xê dịch" nước ngoài hoặc mong muốn đi du học ở những chân trời mới, tiếng Anh lại càng quan trọng. Có tiếng Anh, từ việc gọi một món ăn ngoài nhà hàng cho đến việc dám đứng lên trước giảng đường phát biểu quan điểm của mình về bài học, bạn đều tự tin làm được.


Trong mọi trường hợp, việc biết tiếng Anh sẽ luôn là lợi thế. Đó là tấm passport thứ 2 để bạn làm giàu thêm cho trải nghiệm sống của mình, là bàn đạp tới thành công ở ngoài tầm với của những người không thể giao tiếp nhiều hơn một ngôn ngữ, là cánh cửa để mở ra những cơ hội mới từ những đất nước xa xôi.

Tiếng Anh mở ra cơ hội mới từ những đất nước xa xôi (Nguồn ảnh: Jeshoots, Unsplash)

Người trẻ! Đừng vì bất kỳ lý do gì mà đổ lỗi cho việc mình không thể sử dụng thành thạo tiếng Anh

Đã đến lúc thôi đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng tại sao bạn "sợ" tiếng Anh hay cho rằng tiếng Anh không cần thiết với bạn. Đừng dừng lại ở niềm khao khát, cũng đừng dừng lại ở sự ghen tị khi nhìn người khác thành công, hãy bắt đầu chinh phục nó từ hôm nay.

Thấu hiểu nỗi sợ của nhiều người trẻ trong việc học tiếng Anh, SmartR đã phát động chiến dịch We Got Your Back #WGYB để nhiều bạn có thể chia sẻ những câu chuyện, những kỉ niệm của mình về tiếng Anh để đối mặt với những nỗi sợ của chính bản thân mình, chia sẻ về những động lực giúp họ chinh phục ngôn ngữ này. Thông qua chiến dịch, đã có nhiều bạn trẻ mạnh dạn trải lòng.



"Trước lúc làm quản lý nhà hàng, Hiếu đã từng làm phục vụ. Có một lần đoàn khách Tây vào nhà hàng và gọi món, vì lúc đó trình độ tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đã ghi sai một số món của khách. Lúc bưng món ra, khách rất khó chịu và phàn nàn vì sự nhầm lẫn tai hại này, lúc đó, dưới vai trò là một phục vụ, mình vừa sợ vừa xấu hổ nên chỉ biết nhận lỗi và trốn vào trong vách... mình thật sự thất vọng. Chính những chuyện như vậy làm mình nhận ra tiếng Anh thật sự rất quan trọng, không phải cho mình hiện tại mà là cho cả tương lai gia đình, con cái sau này..." – Lê Duy Hiếu chia sẻ về kỉ niệm nhớ đời của mình.

Còn bạn, động lực học tiếng Anh của bạn là gì?

Dù là gì đi nữa, hãy tìm cho mình một phương pháp phù hợp. Bởi bên cạnh các yếu tố cá nhân, phương pháp cũng vô cùng quan trọng, vừa giúp duy trì động lực, vừa đưa động lực của bạn đi đúng hướng.

Hiện tại có rất nhiều trung tâm nhưng vì sao người Việt Nam tiếng Anh vẫn còn hạn chế. EF EPI xếp VN đứng 41/88 nước và trong khu vực chỉ đứng thứ 7/21 nước châu Á. Phải chăng chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp cho việc học tiếng Anh.

Nếu bạn vẫn còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong công cuộc chinh phục tiếng Anh của mình thì tại sao không tham gia một buổi Workshop về giải pháp tiếp cận tiếng Anh hiệu quả dành cho thế hệ trẻ. Sự kết hợp của công nghệ tiên tiến – Machine Learning – và phương pháp học thời đại mới – Blended Learning hứa hẹn sẽ tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn riêng biệt. Chương trình hoàn toàn miễn phí, mở cửa cho tất cả những người đang tìm giải pháp học tiếng Anh tối ưu để cải thiện trở ngại trong công việc và cuộc sống.

Hành trình chinh phục tiếng Anh có thể sẽ dài, nhưng hãy cứ đặt bước đầu tiên – là tham gia một workshop, hay là nhận tư vấn từ một chuyên gia đều được. Mình còn trẻ, không cung đường nào có thể làm đôi chân chùn bước!
>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 nhóm ngành xếp tốp 500 - 600 thế giới

Theo Bảng xếp hạng QS thế giới, nhóm ngành Vật lý và Thiên văn học của trường xếp hạng 501-550 thế giới và đứng vị trí số 1 toàn quốc.



Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực: Vật lý và Thiên văn học; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo vừa được Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - QS (Vương quốc Anh) xếp hạng tốp 500-600 thế giới.

Theo Bảng xếp hạng QS thế giới, nhóm ngành Vật lý và Thiên văn học của trường xếp hạng 501-550 thế giới và đứng vị trí số 1 so với các cơ sở giáo dục đại học trong nước.

Bên cạnh đó, 2 nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Kỹ thuật cơ khí, Hàng không và Chế tạo lần lượt thuộc tốp 551-600 và 451-500.




Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS WRU by Subject) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation - AR), uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation - ER), tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động từ các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.

Việt Nam có 2 đại diện được QS WRU by Subject xếp hạng là Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam có lĩnh vực Vật lý được US News xếp hạng, đứng thứ 502 toàn cầu.

Cũng trong năm 2018, lần đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801-1000 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới và xếp thứ 124 châu Á của Tổ chức xếp hạng QS.
>> Theo Trinh Phúc ( Báo Giáo dục Việt Nam)

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em Phonics là gì và tác dụng của phương pháp Phonics thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em Phonics qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn về ưu, nhược điểm của nó nhé.

phuong phap hoc tieng anh cho tre em phonics
Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em Phonics


Học tiếng Anh theo phương pháp Phonics
English Phonics là tên của một phương pháp dạy phát âm và đánh vần tiếng Anh. Người học có thể đánh vần từng đơn âm rồi sau đó ghép các đơn âm lại để có thể đánh vần cả một từ tương tự như tiếng Việt. Tiếng Anh Phonics, nói một cách đơn giản, là phương pháp dạy tiếng Anh theo phương pháp đánh vần từng âm tương tự như tiếng Việt. Sau khi học Phonics, trẻ có thể tự đọc được những câu chuyện đơn giản. Nếu tiếp tục học thêm, trẻ có thể có khả năng đọc phát âm chính xác bất kỳ từ nào cho dù trẻ có hiểu nghĩa từ đó hay không.

Ưu điểm của trẻ em học tiếng Anh theo phương pháp Phonics

– Phonics giúp trẻ phát âm chuẩn ngay từ đầu. Một người không thể đánh vần chính xác bất kỳ từ nào nếu họ không thể nhận ra cách phát âm của các chữ được sử dụng để thành lập từ đó. Khi trẻ được dạy tiếng Anh với phương pháp Phonics, trẻ sẽ có thể nhận ra các âm trong từ ngữ và có thể đánh vần một cách chính xác.
– Giúp cho trẻ biết từ tốt hơn. Trẻ học phonics không cần lạm dụng trí nhớ để nhớ cách phát âm/cách viết của một từ mà hòan toàn có thể vận dụng các quy tắc Phonics, do đó việc học từ sẽ nhanh hơn.
– Phương pháp Phonics cũng cần thiết cho việc cải thiện khả năng đọc hiểu của một đứa trẻ. Một người không thể hiểu được một từ nếu từ đó bị phát âm không chính xác. Khi trẻ học được cách phát âm đúng, trẻ sẽ có thể hiểu được những gì trẻ đang đọc và lĩnh hội được nhiều từ vựng hơn. Một cách tóm gọn, khi trẻ có thể phát âm chính xác một từ, trẻ sẽ có thể hiểu được từ đó. Một khi trẻ đã hiểu được rồi, trẻ sẽ sử dụng thường xuyên hơn những từ mới. Từ đó giúp kho tàng ngôn ngữ trở nên đa dạng và trù phú hơn.

Tóm lại, học Phonics là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình học tiếng Anh bởi vì nó cung cấp một nền tảng cơ bản giúp trẻ có thể tự đọc, tự phát âm chính xác mà không bị phụ thuộc vào cách phát âm của thầy cô giáo. Phonics giúp các bé có thể biến một ngô  ngữ “ngoại nhập” trở nên gần gũi, dễ nắm bắt và sử dụng bởi khi có thể đánh vần được các từ, tiếng Anh đối với các bé đã không còn là "ngaoij ngữ", lức này nó chỉ đơn thuần là một "ngôn ngữ" giống như tiếng mẹ đẻ mà bé đã được học ngay từ những năm tháng đầu đời.


Thời gian tốt nhất để học là khi nào?

phuong phap hoc tieng anh cho tre phonics
3-8 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất với phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em Phonics


Thường là tốt nhất để bắt đầu học đọc qua âm học từ mầm non đến lớp 2 hoặc khoảng từ 3-8 tuổi .

Tại sao lại phải bắt đầu sớm thế?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ chưa phát triển kỹ năng đọc trước lớp hai, sẽ gặp một sự trở ngại trong việc học suốt thời gian học ở trường của học.

Tôi là một người mẹ. Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi học đọc?
Một đứa trẻ thực sự bắt đầu học đọc ở nhà, không phải ở trường. Giáo viên hoàn thành công việc này ở trường. Ngay cả với các giáo viên giúp ở trường thì trẻ luôn luôn làm tốt hơn khi cha mẹ của trẻ liên quan đến việc học tập của họ. Dành ít nhất là 20 phút mỗi ngày để làm một bài học ngữ âm. Chỉ cần tiếp tục làm vậy thường xuyên. 

Âm vị là gì?

phuong phap hoc tieng anh cho tre em phonics

Một âm vị là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh có thể phân biệt ý nghĩa. Ví dụ, trong từ cat, chúng ta có thể nghe thấy ba âm vị phân biệt / k / / a / / t /. Nếu chúng ta thay đổi / k / / a / / t / thành / k / / a / / p / thì ý nghĩa của từ sẽ thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, thật là quan trọng đối với trẻ để có thể nghe rõ ràng và phân biệt các âm vị.

Nhận thức âm vị là gì?
Nhận thức âm vị là khả năng nghe và điều khiển được các âm vị cá nhân. Nhận thức âm
vị là sự nhận thức rằng trong một từ là âm thanh riêng lẻ hoặc là các âm vị.


Nhận thức về dấu hiệu là gì?
Trước khi con của bạn có thể bắt đầu đọc từ và câu trong tiếng Anh, những đứa trẻ cần
để phát triển nhận thức về dấu hiệu. nhận thức về dấu hiệu đề cập đến sự hiểu biết và sử
dụng dấu hiệu của một đứa trẻ. Nhận thức về dấu hiệu có một mối quan hệ trực tiếp đến
nhận thức từ ngữ. Nhận thức từ ngữ là khả năng nhận ra các từ như các bộ phận khác
nhau của giao tiếp bằng lời và bằng văn bản. Trước khi học mẫu giáo, hầu hết trẻ em nên
có kỹ năng này. Nhận thức về dấu hiệu là bước đầu tiên trong việc phát triển năng đọc
viết và được thực hiện tốt nhất ở cấp mẫu giáo.

Làm thế nào tôi có thể phát triển sự nhận thức về dấu hiệu của con tôi?
Dưới đây là một vài kỹ thuật để phát triển nhận thức về dấu hiệu của trẻ mẫu giáo . Danh
sách này là không phải là toàn diện:

  • Hãy lấy cuốn sách tiếng Anh dành cho trẻ em. Lật mặt trước cuốn sách xuống và yêu
cầu trẻ chỉnh nó lại đúng về vị trí đọc tự nhiên.
  • Hãy lấy cuốn sách tiếng Anh cho trẻ em và yêu cầu trẻ chỉ cho bạn thấy mặt trước
  • Yêu cầu trẻ chỉ tiêu đề của cuốn sách
  • Dạy trẻ tên các chữ cái từ A đến Z. Thật là rất quan trọng để dạy chữ cái ứng âm
  • thanh.
  • Dạy trẻ rằng các chữ cái trong tiếng Anh có chữ viết hoa như A, chữ viết thường như a.
  • Chỉ ra một từ và hỏi trẻ những chữ cái nào có trong từ. Ví dụ từ dog có các chữ cái d,
o, g.
  • Chỉ một câu trong cuốn sách cho trẻ và giúp trẻ thấy rằng các từ được 
  • Chỉ ra cho con rằng chúng ta đọc từ trái sang phải và trên xuống dưới cùng của trang
  • Cho con thấy rằng cuốn sách có các trang và các trang có thể được đánh số
  • Chỉ ra hai cuốn sách, một cuốn với ít trang hơn, cuốn khác có nhiều trang hơn và yêu cầu trẻ chỉ ra cuốn sách có nhiều trang hơn và ngược lại
  • Cho con thấy một cuốn sách dành cho trẻ em và chỉ ra rằng những cuốn sách có thể có các hình ảnh và văn bản
  • Cho con thấy từ đầu tiên của một câu và yêu cầu họ cho bạn thấy từ cuối. Trước đó con bạn hoặc lũ trẻ nàh bạn có thể làm tất cả những điều trên, họ đã có thể đạt được nhận thức về dấu hiệu tốt. Đối với những người nói Tiếng Anh không phải người bản xứ thì đây luôn luôn là một ý tưởng tốt để sử dụng một cuốn sách tiếng Anh. Điều này là bởi vì không phải tất cả ngôn ngữ luôn luôn viết từ trái sang phải.


Sự khác biệt giữa một âm vị và một tự vị là gì?
Chúng tôi đã nói trước đó rằng một âm vị là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh đó có thểphân biệt ý nghĩa. Nếu một âm vị là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh có thể phân biệt ý nghĩa thì một tự vị có thể là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ viết có thể phân biệt ý nghĩa.

Một tự vị là một chữ cái hoặc một kí hiệu. Chữ cái a là một ví dụ về một tự vị. Những âm thanh (âm vị) chữ a tạo thành có thể là /a/ như trong apple. Xin lưu ý rằng vấn đề với tiếng Anh là chúng ta có 26 chữ cái trong bảng chữ cái, nhưng có hơn 44 âm vị. 

Ví dụ c có thể tao thành hai âm . Chúng ta có c như trong cat và c như trong city. Ngoài ra, c có thể kết hợp với h để tạo thạnh một âm / ch / khác nhau / như trong chair. 

Hãy nghĩ về nó theo cách này. Có 26 chữ cái trong bảng chữ cái (trong đó có 26 tự vị). Một trong những chữ cái này là ‘y’. Chữ cái ‘y’ tạo ra 4 âm khác nhau. Bạn không tin tôi? Vâng nhìn vào những từ này: yak, gym, baby, cry.

Để làm cho vấn đề khó khăn hơn, chữ ‘y’ có thể tạo các phụ âm và nguyên âm. Điều này có nghĩa, các chữ cái của bảng chữ cái là không đáng tin cậy để dạy các âm vị , nhưng chúng có thể là một khởi đầu tốt cho việc giảng dạy tự vị và âm vị chính. Đó là lý do tại sao âm học học trước chữ của bảng chữ cái.

Có nhiều loại khác nhau của âm vị (âm ) trong tiếng Anh không?
Âm thường được chia thành hai nhóm, có người nói là ba nhóm – Nguyên âm, phụ âm và
nguyên âm đôi.

Nguyên âm là gì?

phuong phap hoc tieng anh cho tre em phonics


Nguyên âm là âm được nói mà không dừng lại luồng khí từ phổi. Các nguyên âm thường được biết đến nhiều nhất được tạo bởi bởi các chữ cái a, e, i, o, u. Những chữ cái này có thể miêu tả cho nguyên âm ngắn và dài. Cố gắng nói những từ sau đây: apple, egg, igloo, octopus, up. Bạn có để ý rằng khi bạn nói các nguyên âm ngắn âm thanh của a, e, i, o, u, khí trong miệng của bạn không dừng lại? Đó là những gì nguyên âm làm.

Những quan niệm sai lầm phổ biến của hầu hết mọi người là nói có 5 nguyên âm trong tiếng Anh. Đúng và sai! Có 6 chữ cái (a, e, i, o, u và đôi khi có y) mà thường đại diện cho nguyên âm, nhưng có ít nhất 19 nguyên âm trong tiếng Anh. CHÚA ƠI! Được rồi bình tĩnh lại! Và bạn ở đó hãy dừng há miệng! Bạn sẽ học được các âm trong chương trình của chúng tôi mà không có điều này. Được rồi và giờ chúng ta hãy nói về phụ âm.

Phụ âm là gì?

Phụ âm, là âm thanh được tạo ra bởi việc đóng một phần hoặc toàn bộ khí đến từ phổi. Phụ âm được biểu diễn phổ biến nhất của tất cả các chữ cái khác không phải là a, e, i, o, u. Điều này có nghĩa b, c, d, e, g, h và phần còn lại. Có 25 phụ âm trong tiếng Anh.

Vấn đề phụ âm và nguyên âm này là khó hiểu đối với tôi.
Trước khi bạn bị bối rối, hãy đơn giản hóa mọi thứ:
Có 26 chữ cái trong bảng chữ cái. 26 chữ cái có thể được vận dụng để tạo thành 44 âm. Có 44 âm trong ngôn ngữ tiếng Anh. Trong số những âm này, 19 âm là nguyên âm, trong khi 25 âm là phụ âm. Các nguyên âm được biểu diễn nhiều nhất bởi những dấu hiệu a, e, i, o, u. Các phụ âm thường được biểu diễn bằng các dấu hiệu b, c, d, e, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y và z. Chữ cái ‘y’ có thể tạo thành một phụ âm và nguyên âm. Bằng cách vận dụng 26 chữ cái, thông qua ngữ âm, chúng ta có thể học 44 âm thanh (âm vị). Ví dụ, chúng ta có thể đặt ch với nhau để tạo ra một âm mới như trong từ chair. Kỹ thuật này của việc kết hợp 2 chữ cái để tạo thành một âm được gọi là một chữ ghép . Có chữ ghép của phụ âm và nguyên âm.

Bạn đã nói về các chữ ghép?
Có, tôi đã nói và bạn đã biết nó. Một chữ ghép là khi một cặp chữ cái cùng nhau để tạo một một âm . Ví dụ, s + h kết hợp để tạo ra âm chúng ta nghe ở phần cuối của fish .
Các chữ ghép phụ âm thường gặp bao gồm: ch như trong chair, sh như trong sheep, th như trong think, ck như duck. Chữ ghép nguyên âm thường gặp bao gồm: oa như trong
goat , ee như ở knee, ai như trong trainvà nhiều hơn nữa.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Sự khác biệt của các nền giáo dục trên thế giới

Học sinh Trung Quốc trải qua 9,5 tiếng ở trường mỗi ngày. Sĩ số lớp học trung bình ở Brazil và Kenya là 30 trở lên.











>> Nguồn: Thùy Linh - Theo Shoezone

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Cambridge International hợp tác với 4 trường đại học tại Việt Nam

Cuối tháng 1 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Hội đồng Khảo thí Giáo dục Quốc tế Cambridge International và bốn trường đại học tại Việt Nam.
Cambridge International hợp tác với 4 trường đại học tại Việt Nam
Bốn trường đại học của Việt Nam sẽ công nhận và xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế do Cambridge International cấp.(Nguồn: Vietnam+)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cửu Long và Học viện Quản lý Giáo dục sẽ công nhận và xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế do Cambridge International cấp.

Tại Việt Nam, Cambridge International được công nhận là đơn vị cung cấp các chứng chỉ quốc tế uy tín nhất dành cho học sinh Trung học phổ thông chuẩn bị dự tuyển vào các trường đại học cấp quốc gia.

Ông Melvyn Lim, Giám đốc Quốc gia của Cambridge International tại Việt Nam và Myanmar cho biết học sinh Việt Nam luôn đạt thành tích tốt trong các kỳ thi Cambridge, nên sự hợp tác này nhằm phát huy và đảm bảo sự thành công cho chương trình đào tạo quốc tế A Level.

Sau khi tốt nghiệp và sở hữu chứng chỉ quốc tế A Level do Cambridge International cấp, các học viên sẽ được công nhận bởi các trường đại học hàng đầu trên thế giới như trường Đại học Cambridge, Đại học Oxford, Đại học Harvard và Đại học Yale.

Các chứng chỉ của Cambridge hiện đang được giảng dạy tại hơn 10.000 trường tại 160 quốc gia và được công nhận là bằng cấp quốc tế đạt tiêu chuẩn vàng với nhiều lựa chọn về môn học, chương trình học được cập nhật thường xuyên, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên giảng dạy cũng như mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho lãnh đạo và giáo viên của các trường./.

>> Theo Báo Việt Nam plus

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Nữ cao 1,50m, nam 1,55m trở lên mới được xét tuyển vào sư phạm

Đó là một trong những thông tin tuyển sinh năm 2019 đáng chú ý vừa được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố.

Theo thông tin về chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tuyển 3.780 chỉ tiêu của 34 ngành đào tạo bậc đại học (gồm các ngành đào tạo giáo viên và các ngành ngoài sư phạm).


Nữ cao 1,50m, nam 1,55m trở lên mới được xét tuyển vào sư phạm
Học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2019 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH



Trong đó, một số ngành trường dành nhiều chỉ tiêu như ngôn ngữ Anh 300 sinh viên, giáo dục tiểu học 230 sinh viên, ngôn ngữ Trung Quốc 220 sinh viên, giáo dục mầm non 200 sinh viên, công nghệ thông tin 200 sinh viên…

Riêng ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh, trường cho biết sẽ thông báo chỉ tiêu sau khi Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tuyển sinh ngành này cho trường năm nay.

Năm 2019, trường quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp môn thuộc một ngành xét tuyển là như nhau.

Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng đăng ký của thí sinh.

Đáng chú ý, trường đưa ra điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên: nam cao 1,55 m trở lên; nữ cao 1,50 m trở lên.

Riêng ngành Giáo dục Thể chất: nam: cao 1,65m, nặng 50 kg trở lên; nữ: cao 1,55m, nặng 45 kg trở lên.

Trước đó, đầu tháng 12-2018, ThS Lê Phan Quốc - phó trưởng Phòng đào tạo - cho biết năm 2019, trường dự kiến tiếp tục xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển thẳng và dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.

Về cơ bản, phương thức tuyển sinh năm tới của trường không có nhiều thay đổi lớn so với năm 2018.

Theo đó, trường sẽ tuyển sinh dựa vào ba phương thức: tuyển thẳng (theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của trường), xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT.

Chi tiết về các phương thức tuyển sinh cụ thể, ông Quốc cho biết về tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT trường thực hiện theo tiêu chí của bộ (riêng đối với ngành giáo dục mầm non thí sinh phải tham gia kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức và phải đạt từ 6,5 điểm trở lên);

Đối tượng tuyển thẳng theo quy định của trường sẽ tuyển thẳng thí sinh đã tốt nghiệp các trường THPT chuyên của cả nước và các trường đặc thù (Trường Trung học Thực hành - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM) có xếp loại học lực lớp 12 chuyên từ giỏi trở lên và đạt một trong các điều kiện sau vào ngành đúng hoặc ngành gần: đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức; có học lực năm học lớp 10 và 11 chuyên đạt học sinh giỏi.

"Với phương thức xét tuyển học bạ, trường sẽ tuyển tất cả ngành và được thực hiện trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 để tăng cơ hội cho các học sinh giỏi. Tuy nhiên nhà trường có thể sẽ bổ sung tiêu chí hạnh kiểm tốt, bên cạnh học lực giỏi như năm trước", ông Quốc cho biết thêm.

Theo Tuổi trẻ

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush

Bạn trót cảm nắng một anh bạn nước ngoài, hay đang yêu xa với cậu bạn trai cách nhau nửa vòng trái đất? Hãy học ngay những câu thành ngữ Tiếng Anh hay về tình yêu này để bày tỏ tình cảm của mình thôi!


Người ta vẫn thường nói tình yêu là thứ cảm xúc tuyệt vời nhất trên đời mà mỗi con người được trải nghiệm. Thứ tình cảm thần kỳ ấy có thể khiến hai người bên nhau trò chuyện, quấn quýt đêm ngày vậy mà vừa rời xa nhau đã không ngừng nhung nhớ. Và rồi cũng chính nhờ nó mà 2 cá thể xa lạ có thể trở nên khăng khít hơn cả tình thân và sẵn sàng trói cả cuộc đời mình với nhau.

Dưới đây là một vài thành ngữ phổ biến trong tiếng Anh nói về tình yêu và các mối quan hệ, mà những người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai như chúng ta cần nhớ. 

Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush
Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush


Be head over heels (in love)

Ý nghĩa: Yêu ai một cách vô cùng say đắm

Ví dụ: Look at them. They’re head over heels in love with each other.

(Nhìn đôi tình nhân kia kìa. Họ hoàn toàn say đắm nhau không thể rời.)


Fall in love with somebody

Ý nghĩa: Phải lòng một ai đó

Ví dụ: I think I’m falling in love with my best friend. What should I do?

(Tôi nghĩ mình đã phải lòng người bạn thân nhất. Tôi phải làm gì bây giờ?)


Be an item

Ý nghĩa: Là một cặp

Ví dụ: I didn’t know Chris and Sue were an item. They didn’t even look at each other at dinner.

(Tôi đã không biết rằng Chris và Sue là một cặp. Họ thậm chí không nhìn nhau ở bữa tối.)


Be lovey – dovey

Ý nghĩa: thể hiện tình cảm âu yếm quấn quýt nơi công cộng

Ví dụ: I don’t want to go out with Jenny and David. They’re so lovey-dovey, I just can’t stand it.

(Tôi không muốn đi cùng cặp Jenny và David đâu. Họ quấn quýt quá thể, tôi không chịu nổi.)


Blind date

Ý nghĩa: Hẹn hò gặp mặt lần đầu

Ví dụ: My sister keeps organising blind dates for me. She’d just love to fix me up with someone.

(Chị gái cứ liên tục sắp xếp những cuộc gặp mặt cho tôi. Chị ấy yêu thích việc gán ghéo tôi với một ai đó.)


Blinded by love

Ý nghĩa: Mù quáng vì yêu

Ví dụ: She is so blinded by love that she can’t see him for who he truly is. 

(Cô ấy quá mù quáng vì yêu nên không thể nhìn ra con người thật của anh ta.)


Break up/ Split up (With Somebody)

Ý nghĩa: Chia tay/ chấm dứt mối quan hệ yêu đương

Ví dụ: Have you heard? Marian and Joseph have split up. I wonder what went wrong. They were so good together.

(Biết tin gì chưa? Marian và Joseph chia tay rồi đấy. Không biết có chuyện gì nữa. Trước đó họ vốn rất hợp nhau mà.)


Carry a Torch (for)

Ý nghĩa: Tiếp tục vương vấn yêu một người dù đã chia tay

Ví dụ: Look at Susan. Joe broke up with her a year ago, but she still carries a torch for him.

(Nhìn Susan kìa. Joe đã chia tay với cô ấy cả năm trước mà cô ấy vẫn cứ vương vấn anh ta)


Have the hots for somebody

Ý nghĩa: Cảm thấy ai đó cực kỳ quyến rũ

Ví dụ: Nadine has the hots for the new staff. I wouldn’t be surprised if she asked him out.

(Nadine cảm thấy cậu nhân viên mới vô cùng quyến rũ. Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên đâu nếu cô ấy ngỏ lời mời cậu ấy đi chơi.)

>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Việt Nam phấn đấu có 4 cơ sở giáo dục đại học xếp hạng trong top 1.000 trường thế giới

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng...

100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ


Đề án phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.

Về điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Đề án phấn đấu 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 35% có trình độ tiến sĩ.

100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV
100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV


100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV
100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó khoảng 10% được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín.

Trên 35% chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài, trong đó 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.

Về hội nhập quốc tế, Đề án phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học khai thác và sử dụng các chương trình đào tạo, học liệu mở được chia sẻ trực tuyến bởi các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 100 trường đại học tốt nhất Châu Á, 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 400 trường đại học tốt nhất Châu Á, 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

Trên 50% cơ sở giáo dục đại học sử dụng toàn bộ hoặc tích hợp một phần nội dung chương trình đào tạo và giáo trình của nước ngoài vào các chương trình đào tạo của nhà trường.

Phấn đấu 100% chương trình đào tạo có mục tiêu, nội dung được thiết kế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động.

Nhiệm vụ trong thời gian tới của Đề án là đẩy mạnh thực hiện tự chủ, đổi mới quản trị giáo dục đại học gắn với cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học; đổi mới quản lý đào tạo, chương trình, phương pháp đào tạo; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng; đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục đại học.

Xây dựng và triển khai Hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo cung - cầu nguồn nhân lực trình độ cao; xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn lực, động lực và môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển giáo dục đại học.

Thí điểm xây dựng làng đại học quốc tế


Trong đó, Đề án lựa chọn, xây dựng và vận hành hiệu quả một số mô hình quản trị đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đổi mới công tác quản trị, giảm can thiệp hành chính từ các cơ quan nhà nước, bảo đảm tăng cường minh bạch, công khai; chuyển từ mô hình quản lý sang quản trị có hiệu quả; đổi mới và hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, các tiêu chuẩn giảng viên đại học theo chức danh và trình độ.

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng điểm.

Hình thành một số trung tâm thực hành, thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học; thí điểm xây dựng một số làng đại học quốc tế thu hút các cơ sở giáo dục đại học có uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo và nghiên cứu quốc tế.

>> Nguồn: Đỗ Thơm (Báo Giáo dục Việt Nam) 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

16 kỹ năng được người phụ nữ sinh sống qua 80 nước khuyên SV

Nguyễn Phi Vân cho rằng có 16 kỹ năng thiết yếu rất quan trọng dành cho thế kỷ 21 mà mỗi người cần học tập và rèn luyện trong suốt cuộc đời.

16 ky nang duoc nguoi phu nu sinh song qua 80 nuoc khuyen sv
Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp MBA tại Úc, từng giữ những vị trí cao cấp trong các tập đoàn như Giám đốc marketing quốc tế, Tổng giám đốc châu Á - Thái Bình Dương, Giám đốc phát triển toàn cầu.

Bà từng sinh sống, học tập, và làm việc tại hơn 80 quốc gia, tham gia cố vấn nhiều chương trình phát triển doanh nghiệp, phát triển nhượng quyền quốc tế, phát triển kinh tế sáng tạo cho các chính phủ khu vực. Phi Vân là diễn giả quốc tế, đã nhận nhiều giải thưởng trong ngành bán lẻ và nhượng quyền toàn cầu, và là tác giả của 5 tác phẩm sách tiếng Anh và tiếng Việt.

16 kỹ năng được người phụ nữ sinh sống qua 80 nước khuyên SV
Nguyễn Phi Vân, người từng sinh sống và làm việc ở 80 quốc gia (Ảnh: Trường ĐH Hoa Sen)
Chia sẻ tại Talkshow "Công dân toàn cầu Thế kỷ 21" với sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, nữ diễn giả Nguyễn Phi Vân, cho rằng hiện nay, tất cả mọi công nghệ, mọi giáo trình ở tất cả các quốc gia đều trở nên lỗi thời bởi công nghệ phát triển quá nhanh. Vì vậy nền giáo dục ở các quốc gia phát triển đều rất thông minh khi họ chú trọng vào dạy phương pháp giải quyết vấn đề chứ không phải là kiến thức bởi không ai có thể biết trước chuyện gì sắp xảy ra ở tương lai.

"Vì vậy, tất cả chúng ta nhất là các bạn sinh viên cần có thái độ giáo dục mới. Trường học trở thành một trong những kênh để tìm hiểu kiến thức, kỹ năng; những kênh còn lại phải tự học. Sự học là đa kênh"- bà Phi Vân nói.

Theo cô, trong thế kỷ 21, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa và ro bot, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người, vì vậy, con người cần biết cộng tác với rô-bốt và biết cách sử dụng trí tuệ khác với rô-bốt và trí tuệ nhân tạo.

Có 16 kỹ năng thiết yếu rất quan trọng dành cho thế kỷ 21 mà mỗi người cần học tập và rèn luyện trong suốt cuộc đời được bà đưa ra dành lời khuyên cho sinh viên. Đây là bộ kỹ năng do Boston Consulting Group, tập đoàn tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đưa ra.

A. Foundational Literacies- Các kiến thức kỹ năng nền tảng cần thiết cho công việc hàng ngày 1. Literacy: Khả năng đọc và viết
2. Numeracy: Khả năng làm việc với các con số
3. Scientific Literacy: Kiến thức về khoa học
4. ICT Literacy: Kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông
5. Financial Literacy: Kiến thức về tài chính
6. Cultural and Civic Literacy: Kiến thức về văn hoá và con người
B - Competencies - Các kỹ năng xử lý vấn đề khó khăn
7. Critical Thinking/ Problem-solving: tư duy phê phán - đánh giá vấn đề một cách công bằng, cẩn thận từ nhiều khía cạnh và kỹ năng giải quyết xử lý vấn đề.
8. Creativity: Sự sáng tạo
9. Communication: Các kỹ năng giao tiếp
10. Collaboration: Các kỹ năng hợp tác, hỗ trợ, làm việc nhóm
C - Character Qualities- Các phẩm chất cần có trong môi trường thay đổi thường xuyên của thế kỷ 21
11. Curiosity: Sự ham thích tìm hiểu
12. Initiative: Khả năng chủ động ra quyết định và thực hiện
13. Persistence/ Grit: Sự kiên trì, can đảm và quyết tâm thực hiện bất chấp khó khăn
14. Adaptability: Khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới
15. Leadership: Khả năng lãnh đạ16. Social and Cultural Awareness: ý thức về sự tương đồng - khác biệt về mặt văn hoá - xã hội

Tuy nhiên, bà cho rằng, mỗi người chỉ cần tập trung phát triển mạnh một hoặc một vài kỹ năng là sở trường của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Với các bạn trẻ cần chú ý tới 4 kỹ sinh tồn như: Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, kỹ năng sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. Ngoài ra, cũng phải biết ra quyết định và chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai khác hay hoàn cảnh nào được. Theo bà để trở thành công dân toàn cầu thì phải học, học mỗi ngày và phải cập nhật công nghệ, thông tin thế giới mới nhất.

Lê Huyền