This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

“Đắt hàng” với 23 cụm từ tiếng Anh dẫn dắt bạn nên biết

Khi bắt đầu một câu chuyện hay một bài văn thì việc dẫn dắt vào đề tài là việc rất quan trọng. Vậy bạn có biết những cụm từ tiếng Anh nào có ý chỉ về sự dẫn dắt hay kết nối không? Cùng với trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé! 

“Đắt hàng” với 23 cụm từ tiếng Anh dẫn dắt


23 cụm từ tiếng Anh chỉ sự dẫn dắt   

Với mỗi một câu chuyện hay đoạn văn, phần vào đề thường rất quan trọng và cần thiết để có thể dẫn dắt người nghe hay đọc và vào vấn đề hay nội dung của mình. Vậy chúng ta hãy cùng nhau đến với những cụm từ mag chúng tôi cung cấp dưới đây để hỗ trợ đắc lực khi giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài bạn nhé!  

1.     It is worth noting that ----> đáng chú ý là

2.     It was not by accident that… ----> không phải tình cờ mà…

3.     What is more dangerous, .. ----> nguy hiểm hơn là

4.     But frankly speaking, .. ----> thành thật mà nói

5.     Be affected to a greater or less degree ----> ít nhiều bị ảnh hưởng

6.     According to estimation,… ----> theo ước tính,…

7.     According to statistics, …. ----> theo thống kê,..

8.     According to survey data,.. ---->theo số liệu điều tra,..

9.     Viewed from different angles, … ----> nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau

10.   In the eyes of domestic and foreign tourists,… ----> trong mắt của du khách trong và ngoài nước.

11.   As far as I know,….. ----> theo như tôi được biết,..

12.   Not long ago ; ----> cách đây không lâu

13.   More recently, …----> gần đây hơn,….

14.   What is mentioning is that… ----> điều đáng nói là ….

15.   There is no denial that… ----> không thể chối cãi là…

16.   To be hard times : ----> trong lúc khó khăn

17.   According to a teacher who asked not to be named,.. ----> theo một giáo viên đề nghị giấu tên,…

18.   Make best use of : ----> tận dụng tối đa

19.   In a little more detail : ----> chi tiết hơn một chút

20.   From the other end of the line ----> từ bên kia đầu dây (điện thoại)

21.   Doing a bit of fast thinking, he said .. ----> sau một thoáng suy nghĩ, anh ta nói…

22.   Keep up with the Joneses ---->  đua đòi

23.   I have a feeling that.. ----> tôi có cảm giác rằng…    

Một trong những cách mà chúng ta có một cuộc giao tiếp thật sự hiệu quả và mang tới sự chính xác nhất định về mặt nội dung đó chính là hệ thống các câu chữ hay cụm từ của bạn phải tốt đặc biệt là về từ vựng tiếng Anh hay các cấu trúc ngữ pháp thông dụng. 

Vậy bạn hãy tìm hiểu thật tốt cũng như xác định được lộ trình và thứ tự học tập để có thể mang tới một kết quả như ý bạn nhé! Chúc các bạn học tập thật hiệu quả với những cụm từ tiếng Anh mà chúng tôi – trung tâm Anh ngữ Benative vừa cung cấp đến các bạn ở phần trên đây bạn nhé!  

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

40 dấu câu trong Tiếng Anh thông dụng nhất

Dấu câu trong Tiếng Anh được dùng giống như dấu trong Tiếng Việt nên nhiều bạn không quan tâm đến việc biết tên Tiếng Anh của các dấu câu này. Tuy nhiên nhiều bạn trong giao tiếp hoặc trong công việc chúng ta lại dùng đến nó.

 Hôm nay Benative xin chia sẻ với các bạn bảng tổng hợp 40 dấu câu thông dụng trong Tiếng Anh, mong sẽ giúp ích cho các bạn.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

40 dấu câu trong Tiếng Anh thông dụng nhất


. dấu chấm   dot
, dấu phẩy comma
. dấu chấm cuối câu period
… dấu 3 châm Ellipsis
: dấu hai chấm colon
; dấu chấm phẩy semicolon
! dấu chấm cảm exclamation mark
? dấu hỏi question mark
– dấu gạch ngang hyphen
‘ dấu phẩy phía trên bên phải apostrophe
– dấu gạch ngang dài dash
‘ ‘ dấu trích dẫn đơn single quotation mark
” ” dấu trích dẫn kép double quotation marks
( ) dấu ngoặc parenthesis (hoặc ‘brackets’)
[ ] dấu ngoặc vuông square brackets
& dấu và ampersand
→ dấu mũi tên arrow
+ dấu cộng plus
– dấu trừ minus
± dấu cộng hoặc trừ plus or minus
× dấu nhân is multiplied by
÷ dấu chia is divided by
= dấu bằng is equal to
≠ dấu khác is not equal to
≡ dấu trùng is equivalent to
< nhỏ hơn is less than
> lớn hơn is more than
≤ dấu nhỏ hơn hoặc bằng is less than or equal to
≥ dấu lớn hơn hoặc bằng is more than or equal to
% phần trăm percent
∞ vô cực infinity
° độ degree
°C độ C degree(s) Celsius
′ biểu tượng phút minute
” biểu tượng giây second
# biểu tượng số number
@ a còng at
\ dấu xuyệt phải back slash
/ dấu xuyệt trái slash hoặc forward slash
* dấu sao asterisk

>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

TẤT TẦN TẬT TỪ VỰNG TIẾNG ANH MIÊU TẢ CON NGƯỜI


Thuộc nằm lòng những từ vựng tiếng Anh dưới đây sẽ giúp bạn miêu tả trôi chảy một người từ ngoại hình, tính cách, sở thích cho đến cảm nhận của bạn về người đó.

TẤT TẦN TẬT TỪ VỰNG TIẾNG ANH MIÊU TẢ CON NGƯỜI


ĐỘ TUỔI

young: trẻ
old: già
middle-ages: trung niên
in her/his twenties: trong độ tuổi hai mươi
knee-high to a grasshopper: rất bé bỏng và còn nhỏ. VD: Look how tall you are! Last time I saw you, you were knee-high to a grasshopper!
long in the tooth: quá già để làm một việc gì đó. VD: She's a bit long in the tooth for a cabaret dancer, isn't she?
mutton dressed as lamb: chỉ một người đã trung tuổi nhưng cố “cưa sừng làm nghé” bằng cách ăn vận trang phục và phong cách của người trẻ. VD: The style doesn't suit her - it has a mutton-dressed-as-lamb effect on her!
no spring chicken: người hơi già, vừa qua tuổi thanh niên. VD: How old is the owner? I don't know but she's no spring chicken!
over the hill: người cao tuổi, không còn giỏi/ minh mẫn như trước nữa. VD: Oh, grandma! You say you're over the hill, but actually you're still a super cook!
(live to a) ripe old age: sống đến khi đầu bạc răng long. VD: "If you lead a healthy life you'll live to a ripe old age." said the doctor.

NGOẠI HÌNH

thin: gầy
slim: gầy, mảnh khảnh
skinny: ốm, gầy
slender: mảnh khảnh
well-built: hình thể đẹp
muscular: nhiều cơ bắp
fat: béo
overweight: quá cân
obese: béo phì
stocky: chắc nịch
stout: hơi béo
of medium/average built: hình thể trung bình
fit: vừa vặn
well-proportioned figure: cân đối
frail: yếu đuối, mỏng manh
plump: tròn trĩnh

CHIỀU CAO

tall: cao
tallish: cao dong dỏng
short: thấp, lùn
shortish: hơi lùn
of medium/ average height: chiều cao trung bình

TÓC

blonde: tóc vàng
dyed: tóc nhuộm
ginger: đỏ hoe
mousy: màu xám lông chuột
straight: tóc thẳng
wavy: tóc lượn sóng
curly: tóc xoăn
lank: tóc thẳng và rủ xuống
frizzy: tóc uốn thành búp
bald: hói
untidy: không chải chuốc, rối xù
neat: tóc chải chuốc cẩn thận
a short-haired person: người có mái tóc ngắn
with plaits: tóc được tết, bện
a fringe: tóc cắt ngang trán
pony-tail: cột tóc đuôi ngựa

KHUÔN MẶT

thin: khuôn mặt gầy
long: khuôn mặt dài
round: khuôn mặt tròn
angular: mặt xương xương
square: mặt vuông
heart-shaped: khuôn mặt hình trái tim
oval face: khuôn mặt hình trái xoan
chubby: phúng phính
fresh: khuôn mặt tươi tắn
high cheekbones: gò má cao
high forehead: trán cao

MŨI

straight: mũi thẳng
turned up: mũi cao
snub: mũi hếch
flat:mũi tẹt
hooked: mũi khoằm
broad: mũi rộng

MẮT

dull: mắt lờ đờ
bloodshot: mắt đỏ ngầu
sparkling/twinkling: mắt lấp lánh
flashing/ brilliant/bright: mắt sáng
inquisitive: ánh mắt tò mò
dreamy eyes: đôi mắt mộng mơ

DA

pale: xanh xao, nhợt nhạt
rosy: hồng hào
sallow: vàng vọt
dark: da đen
oriental: da vàng châu Á
olive-skinned: da nâu, vàng nhạt
pasty: xanh xao
greasy skin: da nhờn

ĐẶC ĐIỂM KHÁC

with glasses: đeo kính
with freckles: tàn nhang
with dimples: lúm đồng tiền
with lines: có nếp nhăn
with spots: có đốm
with wrinkles: có nếp nhăn
scar: sẹo
mole: nốt ruồi
birthmark: vết bớt
beard: râu
moustache: ria mép

GIỌNG NÓI

stutter: nói lắp
stammer: nói lắp bắp
deep voice: giọng sâu
squeaky voice: giọng the thé

TÍNH CÁCH

confident/ self-assured/ self-reliant: tự tin
determined: quyết đoán
ambitious: tham vọng
reliable: có thể tin tưởng
calm: điềm tĩnh
brainy: thông minh
witty: dí dỏm
sensible: đa cảm
adventurous: mạo hiểm, phiêu lưu
committed: cam kết cao
self-effacing, modest: khiêm tốn
honest: chân thật
polite: lịch sự
friendly: thân thiện
jolly: vui vẻ
amusing: vui
humorous: hài hước
have a sense of humor: có khiếu hài hước
cheerful: vui vẻ
easy going: dễ tính
out-going: thích ra ngoài
sociable: hòa đồng
carefree:quan tâm vô vụ lợi
tolerant: dễ thứ tha
gentle: hiền lành
generous: hào phóng, phóng khoáng
helpful:có ích
handy: tháo vát
good mannered/ tempered: tâm tính tốt
imaginative: trí tưởng tượng phong phú
thoughtful: chu đáo
moody: hay có tâm trạng
affectionate: trìu mến
hot-tempered: nóng tính
cruel: độc ác
impatient: thiếu kiên nhẫn
nervous: căng thẳng
shy: bẽn lẽn, thẹn thùng
talkative: nói nhiều
silly: ngu ngốc
unintelligent: không được thông minh
suspicious: hay nghi nghờ
insensitive: vô tâm
arrogant: kiêu căng
unsociable: không hòa đồng
irritable: dễ cáu kỉnh
selfish/mean: ích kỷ, keo kiệt
serious: nghiêm túc
strict: nghiêm khắc

BIỂU CẢM

smile: cười mỉm
frown: nhăn mặt
grin: cười nhăn răng
grimace: nhăn nhó
scowl: cau có
laugh: cười to
pout: bĩu môi
sulk: phiền muộn

Hy vọng rằng với những từ vựng tiếng Anh miêu tả con người trên đây sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả và áp dụng vào đời sống thực tế của mình. Chúc các bạn học tốt.
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Cập nhật quy định mới trong xét tuyển viên chức

Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển... Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

Cập nhật quy định mới trong xét tuyển viên chức


Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 (nội dung xét tuyển viên chức ) và Điều 12 (cách tính điểm) của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức  thành Điều 11 (nội dung và hình thức xét tuyển viên chức), quy định, xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng. Vòng 1 kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2. Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức xét vòng 2.

Vòng 2 phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2 này phù hợp với tính chất hoạt động nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn 30 phút; thời gian thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn hoặc thực hành.

Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức. Cụ thể, người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành đạt từ 50 điểm trở lên; có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn hoặc thực hành vòng 2  cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.

Trường hợp người dự xét tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

>> Nguồn: T. Sự

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Đề thi tham khảo câu hỏi nhẹ nhàng, phân hóa yếu

Bộ đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ GD&ĐT công bố trong thời gian vừa qua được đánh giá chưa có sự phân hóa mạnh, số câu hỏi vận dụng không nhiều, nội dung không đánh đố học sinh.

 Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Đề thi tham khảo câu hỏi nhẹ nhàng, phân hóa yếu
Đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2019 chưa phân hóa rõ ràng

Đề Toán sẽ có nhiều điểm 9, 10

Đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có cấu trúc 60% câu hỏi cơ bản và 40% nâng cao. Nội dung các đề thi đa số tập trung ở chương trình lớp 12 với tỷ lệ 90% và 10% lớp 10, 11. 

Đối với môn Toán, đề có 50 câu hỏi, thời gian làm bài 90 phút. Trực tiếp giải đề môn Toán, thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán, trường THPT Lương Thế Vinh cảm nhận: Đề minh họa tương tự đề thi năm 2017, khá nhẹ nhàng và phân hóa yếu. 30 câu đầu (6 điểm) đơn giản, tính toán nhẹ nhàng, HS trung bình có thể làm được. 20 câu tiếp theo (4 điểm) có sự phân hóa nhưng không đều, những câu ở phần sau lại dễ (câu 43, 45, 48), đáng lẽ phải thiết kế theo hướng dễ trước khó sau.

Sự lặp lại của kiểu cấu trúc trong nhiều năm sẽ đem lại cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho HS khi làm bài, sự lười biếng cho người thầy đi dạy, luyện thi.

TS Trịnh Thu Tuyết - Nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An
Một số câu có tính phân hóa mạnh nhưng chỉ nặng về tính toán (câu 41, 46). Câu 49, 50 phân hóa mạnh nhưng không sâu, không tinh tế. “Đề không sâu sắc, thuần túy tính toán, ít câu ứng dụng thực tế, chỉ có 2 câu (44, 46) nhưng chỉ áp dụng công thức có sẵn. Phổ điểm đề thi môn Toán tương tự năm 2017, HS trung bình đạt 5 – 6 điểm, HS khá 6 – 7 điểm, giỏi 8 – 9 điểm và sẽ có nhiều điểm 9, 10. Đề phù hợp để xét tốt nghiệp THPT nhưng lại chưa hỗ trợ tốt các trường đại học xét tuyển” – thầy Tùng nhận định.

Trong khi đó, nhóm giáo viên tổ Toán thuộc Hệ thống HOCMAI phân tích, đề tham khảo môn Toán có số câu hỏi cấp độ thông hiểu tăng 10% nhưng vận dụng cao giảm 10% so với đề năm 2018. Cụ thể, đề minh họa có 30% câu hỏi nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng và 20% vận dụng cao. Đề không có nhiều câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10 nhưng có những bài toán cần HS phải vận dụng kiến thức lớp 10 mới làm được. Với đề minh họa môn Toán, các giáo viên nhắn nhủ HS cần học chắc kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời, tập trung ôn tất cả các nội dung của môn Toán lớp 12 và quan tâm đến những phần quan trọng của lớp 10. Trong quá trình ôn thi, HS tránh sa đà vào các bài quá dài, quá khó và nên tích cực làm các bài thi thử để đánh giá bản thân.

Đề Ngữ văn không đánh đố học sinh

So với đề thi THPT Quốc gia năm 2018, đề tham khảo môn Ngữ văn không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc và thời gian thi. Theo đó, phần Đọc hiểu 3 điểm, Làm văn 7 điểm với câu Nghị luận xã hội (2 điểm), Nghị luận văn học (5 điểm). TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An nhận định, nội dung các câu hỏi trong phần 1 và 2 khá quen thuộc, không làm khó HS. Dung lượng và tính chất các câu hỏi của hai phần gần như trùng nhau với những yêu cầu kiểm tra kiến thức Văn học/Tiếng Việt/Làm văn. 
Đi sâu vào phân tích đề minh họa, tổ giáo viên dạy Văn, Hệ thống HOCMAI cho rằng, trong trường hợp đề thi thật vẫn giữ nguyên cách ra đề như đề tham khảo, HS không cần phải quá tập trung học các kiến thức tiếng Việt. Ở phần Làm văn, yêu cầu viết đoạn văn vẫn giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện giống như đề thi THPT Quốc gia năm 2018. HS phải viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về một vấn đề được trích ra trong phần ngữ liệu Đọc hiểu. Do vậy, để có thể làm tốt câu hỏi này, HS cần nắm chắc ngữ liệu phía trên. Đáng chú ý, câu Nghị luận văn học, theo như thông báo của Bộ GD&ĐT là sẽ kiểm tra kiến thức THPT, tập trung cơ bản lớp 12. Nhưng đề thi tham khảo chỉ gói gọn trong phần kiến thức lớp 12. Vì thế, vấn đề đặt ra với HS lớp 12 năm nay là đề tham khảo có giá trị định hướng cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 hay chỉ có tính chất “tham khảo”? Bộ GD&ĐT nên có phản hồi về việc này. Bởi với sự thay đổi giới hạn kiến thức câu Nghị luận văn học chỉ có trong chương trình lớp 12 sẽ chi phối rất lớn cách dạy, học và ôn luyện.
>> Nguồn: Kinh tế đô thị

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Thí điểm mô hình tự chủ đối với các trường THPT tại Hà Nội

Sáng nay (5/12), kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Tổng biên chế hành chính sự nghiệp Thành phố Hà Nội năm 2019.

Kết quả 97 đại biểu tham gia đều đồng ý thông qua Nghị quyết chiếm tỷ lệ 100%.

Theo Nghị quyết được thông qua, biên chế hành chính  cho các cơ quan của thành phố, quận, huyện, thị xã là 9.906.

Trong đó biên chế công chức là 8.227 (gồm dự phòng 17 biên chế) và 1.437 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 242 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo định mức.

Quang cảnh kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân Hà Nội diễn ra ngày 5/12 

>> Xem thêm: Hà Nội tiếp tục khẳng định dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo

Biên chế sự nghiệp là 143.969 biên chế, trong đó biên chế viên chức là 123.765 biên chế (gồm dự phòng 17 biên chế); 12.274 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 8.930 lao động hợp đồng theo định mức.

Đáng chú ý, năm 2019, Hà Nội quyết định tăng 1.340 biên chế cho lĩnh vực giáo dục, y tế.

Một trong những giải pháp sẽ được Hà Nội thực hiện năm 2019 là tập trung các giải pháp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đến năm 2021 tại Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII, thí điểm mô hình tự chủ đối với các trường Trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hội đồng Nhân dân Thành phố giao Ủy ban Nhân dân Thành phố trong năm 2019 nếu có phát sinh (tăng hoặc giảm) so với Nghị quyết Hội đồng Nhân dân Thành phố về biên chế hành chính, sự nghiệp, Ủy ban Nhân dân Thành phố thống nhất với Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố trước khi thực hiện và báo cáo Hội đồng Nhân dân Thành phố vào kỳ họp trong năm 2019.

Ủy ban Nhân dân Thành phố xây dựng cơ chế, định  mức khoán chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của Thành phố.

Tăng cường thanh, kiểm tra về quản lý bộ máy, biên chế, chế độ chính sách của cơ quan, đơn vị; việc chấp hành công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Trong báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế nêu, Ban cơ bản thống nhất với nội dung, giải pháp do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trình và đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố lưu ý thực hiện tổng biên chế hành chính, sự nghiệp đúng số giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Thành phố.

Ông Nam nhấn mạnh: “Đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thực hiện nghiêm và không được tự ý ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn.

Trong năm 2019 phải xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm 242 lao động hợp đồng theo chỉ tiêu của lực lượng Thanh tra xây dựng cũ, nay đã chuyển giao về Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã”.

>> Nguồn: Đỗ Thơm

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


Sau mùa thi tốt nghiệp THPT vừa qua, mọi người đã ngạc nhiên khi kết quả thi được công bố. Trong 8 môn thi được tổ chức, "Anh Văn" là môn thi có số lượng điểm liệt nhiều nhất, phổ điểm thấp nhất chỉ đạt 2,5 điểm.

Việc này dẫn đến nhiều thắc mắc và hoài nghi về cả phía tổ chức thi và cả bên đi thi. Nhiều ý kiến cho rằng, do có sự thay đổi về hình thức và cơ cấu thi, nên các thí sinh và cả thầy cô đều không có sự chuẩn bị tốt trước khi bước vào kỳ thi. Trên thực tế, thầy cô chấm thi cũng như thí sinh đều có những phản hồi gây sốc.

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


“Cách ra đề thi mới đã phản ánh được một mặt khác của vấn đề học ngoại ngữ ở Việt Nam” – trích lời phỏng vấn thí sinh dự thi từ báo VNexpress.


Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đã phản ánh được nhiều khuyết điểm trong vấn đề dạy và học Anh Ngữ của nước ta trong suốt thời gian qua. Đa số ý kiến đều cho rằng, vấn đề học Anh Ngữ từ lâu đã bị xem nhẹ. Trong những kỳ thi trước, Anh Văn luôn là môn tự chọn, hầu hết các thí sinh đều học rất sơ sài trước khi vào mùa thi, giáo viên dạy Anh Ngữ nhiều nơi đến việc phát âm còn sai, chỉ đặt nặng giáo trình và những mẹo làm bài thi. Bởi tâm lý "chỉ là môn tự chọn chứ không phải môn tủ nên cứ bỏ qua”, dẫn đến chất lượng dạy và học Anh Văn thấp dần theo năm tháng.

Tâm lý trên còn được cổ súy bởi suy nghĩ học thi Đại học xong mới vào các Trung tâm Anh Ngữ ôn luyện Anh Văn sau. Từ đó hình thành thái độ chủ quan và xem nhẹ môn ngoại ngữ.

Học tiếng Anh là để hội nhập

Trước hết cần thay đổi trong tư duy và kiên quyết loại bỏ lối suy nghĩ cũ. Từ năm 2008, khi Việt Nam gia nhập Hiệp Hội Thương Mại Thế Giới (WTO), nhiều cơ hội đã mở ra và các luồng vốn đầu tư cũng ồ ạt đổ về. Nhưng điều kiện căn bản để tham gia vào quá trình kinh tế toàn cầu đó là chúng ta cần có đủ khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

Học Anh Văn ngày nay không còn là món ăn ngán ngẩm chốn học đường nữa, mà thực sự đã trở thành điều kiện mấu chốt quyết định sự thành bại của một cá nhân nói riêng và cả nước nói chung. Tiếng Anh gần như đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới, mọi cơ hội sẽ đóng lại nếu không sử dụng được Anh Ngữ.


Không bao giờ là quá trễ để học nhưng hãy học ngay khi có thể


“Lớp 12 tôi dạy có một em thi tiếng Anh THPT quốc gia chỉ đạt 1,75. Em này mất gốc hoàn toàn từ cấp 2 nên không thể tiếp thu kiến thức của lớp mới được. Giáo viên dù đã cố gắng quan tâm nhưng thời lượng môn tiếng Anh ít ỏi, không thể chỉ tập trung giảng lại kiến thức cơ bản cho một học sinh đó được”- Một cô giáo Tiếng Anh của một trường cấp 3 tại Hà Nội chia sẻ.

Khi còn khả năng tiếp thu, hãy học ngay, việc học Anh Ngữ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nếu được hướng dẫn và có phương pháp học đúng. Đi theo luận điểm trên, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo – GS. Trần Xuân Nhĩ rất quan tâm và bày tỏ sự ái ngại của mình về kết quả của kỳ thi THPT vừa rồi; ông lo sợ quá trình hội nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi trình độ Anh Ngữ quá thấp ở nước ta. Giáo sư Nhĩ đã phát biểu:

"Tôi nhớ có lần ông Lý Quang Diệu sang thăm Việt Nam nói lý do đất nước họ phát triển, một trong số đó là chú trọng dạy ngoại ngữ cho toàn dân tộc, để người dân đi khắp thế giới kiếm tiền về và những người trên thế giới cũng có thể tới Singapore phát triển kinh tế"- Trích VNexpress.

Ông nói rằng cần thay đổi những quy định, cho phép người Việt Nam được bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh từ bé. Theo ông, trẻ nhỏ dễ tiếp thu ngôn ngữ nhất và ở Singapore, học sinh khi vào Tiểu học đã biết được tối thiểu 2.000 từ vựng cơ bản. Trong khi đó, nếu muốn giao tiếp phổ thông, mỗi người chỉ cần tối đa 1.500 từ vựng đã có thể sử dụng Anh Ngữ trong đời sống hằng ngày.


>> Nguồn: vaschools

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Hà Nội tiếp tục khẳng định dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo

Đây là khẳng định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trong báo cáo về kinh tế - xã hội gửi đến Hội đồng nhân dân.

Vấn đề sĩ số quá tải ồn ào ở nhiều trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội dịp đầu năm học 2018 được báo cáo đề cập bằng một câu "Nhiều trường học khu vực nội thành có số lớp/trường, số học sinh/lớp vượt tiêu chuẩn quy định".

Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2018.

Một trong những báo cáo quan trọng sẽ được Hội đồng Nhân dân Thành phố cho ý kiến tại kỳ họp này là báo cáo về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; kế hoạch năm 2019.

Hà Nội tiếp tục khẳng định dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo
Nhiều phòng học lớp 1, 3 học sinh ngồi một bàn tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Vũ Phương, báo giáo dục Việt Nam


Về giáo dục và đào tạo năm 2018, báo cáo nhận định, giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về chất lượng; hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh; việc thiếu trường thiếu trường, lớp cục bộ được quan tâm chỉ đạo khắc phục.


Nhiều phòng học lớp 1, 3 học sinh ngồi một bàn tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Vũ Phương. 
Cụ thể, báo cáo nêu, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững. Phổ cập giáo dục được duy trì tốt.

Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học giỏi với 132 giải quốc gia và hơn 160 giải quốc tế.

Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 99,16% (cả nước đạt 97,57%).

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở đạt 99,26%.

Báo cáo cho biết, đã ban hành Chương trình Sữa học đường cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học, bắt đầu triển khai từ tháng 10/2018.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố khuyến khích sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sơ giáo dục.

Thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài Trung học Phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A Level của Cambridge) tại 7 trường Trung học cơ sở và 1 trường Trung học phổ thông.

Đăng cai tổ chức Kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 15 năm 2018 với sự tham gia dự của 9 quốc gia và 23 đoàn các tỉnh, thành trên cả nước.

Năm 2019, Hà Nội tiếp tục đăng cai tổ chức kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 16 và kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) lần thứ 16 tại Việt Nam.

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khoản thu đầu năm không đúng quy định.

Tuyển sinh trực tuyến tại tất cả các quận, huyện thị xã đối với mầm non lớp 1, lớp 6 tiếp tục được thực hiện; thi và tuyển sinh lớp 10 chuyên, không chuyên và hệ song bằng được tổ chức an toàn, hiệu quả, phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở hợp lý.

Tổ chức chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đảm bảo đúng quy định. Đã xây dựng ban hành và tổ chức truyền thông về phương án đổi mới kỳ thi tuyển sinh và lớp 10 Trung học phổ thông công lập từ năm 2019 -2020 theo phương thức thi tuyển.

Theo đó, học sinh thực hiện 4 bài thi độc lập. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 Trung học phổ thông cho tất cả các trường Trung học phổ thông công lập.
Trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập có thể tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp Trung học cơ sở (như kỳ tuyển sinh năm 2018 – 2019).

Hà Nội thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng nhất là khu vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh.

Tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 95,8%. Trung học cơ sở đạt 28,06%.

Tiến hành khảo sát thực trạng 1.270 trường tiểu học và Trung học cơ sở, xác định 3.720 khu nhà vệ sinh cần cải tạo, xây dựng mới để có phương án lộ trình cụ thể.

Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia năm 2018 theo định hướng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến cuối năm 2018 có thêm 90 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tủ lệ đạt 66,2%, vượt chỉ tiêu năm 2018 (80 trường) và hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu cả nhiệm kỳ (65 – 70% trường công lập đạt chuẩn). Đã khảo sát, công nhận lại 29/187 trường đạt chuẩn; các trường còn lại tiếp tục triển khai thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về giáo dục năm 2019 mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đặt ra là tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học trên toàn thành phố, ưu tiên cân đối đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho các khu vực thiếu trường học, lớp học, đôn đốc quyết liệt tiến độ thực hiện các dự án xã hội hóa xây dựng trường học.

Hà Nội dự báo sơ bộ nhu cầu xây mới, thành lập trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông công lập đến năm 2020 cụ thể như sau:

Ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để đảm báo số trường lớp đáp ứng nhu cầu số học sinh tăng từ nay đến năm 2020 của các quận, huyện, thị xã nhu cầu xây mới tăng thêm là 264 trường công lập các cấp (mầm non 159 trường, tiểu học 52 trường, trung học cơ sở 53 trường).
Trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập có thể tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp Trung học cơ sở (như kỳ tuyển sinh năm 2018 – 2019).

Hà Nội thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng nhất là khu vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh.

Tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 95,8%. Trung học cơ sở đạt 28,06%.

Tiến hành khảo sát thực trạng 1.270 trường tiểu học và Trung học cơ sở, xác định 3.720 khu nhà vệ sinh cần cải tạo, xây dựng mới để có phương án lộ trình cụ thể.

Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia năm 2018 theo định hướng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến cuối năm 2018 có thêm 90 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tủ lệ đạt 66,2%, vượt chỉ tiêu năm 2018 (80 trường) và hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu cả nhiệm kỳ (65 – 70% trường công lập đạt chuẩn). Đã khảo sát, công nhận lại 29/187 trường đạt chuẩn; các trường còn lại tiếp tục triển khai thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về giáo dục năm 2019 mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đặt ra là tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học trên toàn thành phố, ưu tiên cân đối đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho các khu vực thiếu trường học, lớp học, đôn đốc quyết liệt tiến độ thực hiện các dự án xã hội hóa xây dựng trường học.

Hà Nội dự báo sơ bộ nhu cầu xây mới, thành lập trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông công lập đến năm 2020 cụ thể như sau:

Ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để đảm báo số trường lớp đáp ứng nhu cầu số học sinh tăng từ nay đến năm 2020 của các quận, huyện, thị xã nhu cầu xây mới tăng thêm là 264 trường công lập các cấp (mầm non 159 trường, tiểu học 52 trường, trung học cơ sở 53 trường).Trong đó, 206 trường đã được bố trí vốn trung hạn 2016 – 2020 của Thành phố hoặc các quận, huyện, thị xã còn lại 58 trường cần Thành phố bố trí vốn, với kinh khái toán khoảng 2.900 tỷ đồng.

Ở cấp Trung học phổ thông, theo báo cáo để đảm bảo số học sinh công lập đạt tỷ lệ 60% ở khu vực 12 quận nội thành và 70% khu vực 18 huyện, thị xã đến năm 2020, nhu cầu xây mới tăng thêm 17 trường Trung học phổ thông trên toàn Thành phố.

Trong đó 3 trường đã xây xong đưa vào sử dụng năm 2018, 7 trường đã được bố trí vốn trung hạn 2016 – 2020 của Thành phố hoặc nguồn vốn khác của các quận, huyện, thị xã, còn lại 7 trường cần Thành phố bố trí vốn với kinh phí khái toán khoảng 700 tỷ đồng.

Hà Nội cũng khẳng định quyết tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường. Siết chặt quản lý việc dạy thêm trái quy định và tình trạng ép học thêm, nhất là cấp tiểu học.

>> Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chỉ với 10 từ này bạn có thể thuyết phục người khác dễ dàng hơn

Trong nhiều tình huống từ đề nghị tăng lương cho tới những thoả thuận cá nhân đều cần xây dựng sự thuyết phục với người đối diện, sử dụng từ ngữ đúng cách có thể giúp bạn gỡ rối những cuộc đối thoại bế tắc.

Cách chúng ta lựa chọn từ ngữ để sử dụng có thể tạo lên ấn tượng mạnh với những người xung quanh cho dù đó là cuộc hội thoại tại các cửa hàng tạp hóa hay trong các cuộc đối thoại với khách hàng.


Chỉ với 10 từ này bạn có thể thuyết phục người khác dễ dàng hơn
Thuyết phục đối phương bằng ngôn từ


Tùy từng tình huống khác nhau mà có những yêu cầu mức độ từ vựng và ngữ điệu khác nhau nhưng cũng có một số từ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ dù nó được đặt trong tình huống nào.


Vì vậy, nếu thời gian tới bạn đang thấy bức xúc về những điều mình muốn đạt được – dù đó là thuyết phục tăng lương hay bất cứ điều gì – dưới đây là 10 từ có thể giúp có thể đạt điều mình muốn dễ dàng hơn:


1. 'Bởi vì'


"Bởi vì" là đường dẫn để bạn dễ dàng giải thích được động cơ của mình cho mọi đề nghị. Trong cuốn sách của mình mang tên "Ảnh hưởng," Robert Cialdini đã miêu tả điều này này như là một "yêu cầu + lý do" và chứng minh được rằng sự kết hợp này làm tăng đáng kể tính thuyết phục cho những yêu cầu của bạn.

Trong một nghiên cứu, người ta tiến hành thí nghiệm với việc đưa ra lời đề nghị được chen vào hàng để tới lượt mình trước. Rất nhiều người cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàng nhường cho ai đó chen vào hàng nếu người đó sử dụng từ “ vì”. Bạn có thể so sánh 2 ví dụ sau để thấy được sự khác biệt: ("Tôi có thể chen vào hàng không?" và "Tôi có thể chen vào hàng không, bởi vì tôi có một cuộc hẹn và tôi bị muộn).

Điều này đúng ngay cả khi lý do đưa ra là vô lý (ví dụ, "Tôi có thể chen vào hàng không vì tôi cần tới lượt sớm hơn?"). Từ "vì" dường như có sức mạnh nào đó khiến người khác làm theo yêu cầu của bạn.


2. 'Cảm ơn'


Một từ cảm ơn đơn giản là cách tốt nhất để biểu hiện lòng biết ơn kịp thời, và nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng lời cảm ơn, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp ngay từ ban đầu. Đấy là cách bạn thể hiện bạn đánh giá cao họ và chính điều đó sẽ khiến đối tượng của bạn quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng giúp đỡ. Hãy sử dụng bí kíp "cảm ơn vì bạn đã bớt chút thời gian cho tôi" ở đầu của một cuộc họp (hoặc ở cuối) để có một không khí tốt đẹp nhất.


3. 'Bạn'


Cùng là mục đích giải thích động cơ cũng như lý do tạo sao bạn muốn điều đó thay vì nói, "Tôi muốn điều này bởi vì tôi cần nó” thì hãy nói dựa trên quan điểm của người bạn muốn hướng tới.

Đặt ra câu hỏi yêu cầu của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào? Ví dụ, bạn có thể nói"Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy doanh số bán hàng của chúng ta tăng đáng kể nếu bạn thực hiện điều này." Cùng một mục đích nhưng cách bạn diễn đạt không chỉ khiến cho người nghe thấy mình là trung tâm của cuộc đối thoại, mà thuyết phục được họ tham gia theo hướng tích cực


4. 'Nếu'


"Nếu" là một từ có sức ảnh hưởng bởi nó mang lại cho bạn cơ hội phá vỡ tình huống xấu bằng cách đưa ra giả thuyết. Miễn là bạn có nghiên cứu (hoặc ít nhất là chỉ cần động não một chút), bạn sẽ có được kết quả tốt. Ví dụ, hãy xem xét: "Nếu chúng ta thực hiện theo phương án A, chúng ta sẽ thấy làm tăng chi phí và năng suất, và nếu chúng ta thực hiện theo phương án B, mọi thứ sẽ vẫn như cũ."


5. 'Có thể'


Sử dụng từ "có thể" ám chỉ sự cởi mở, không giống như từ "sẽ không" hoặc "không bao giờ". Điều này sẽ giúp cuộc nói chuyện tích cực hơn, và cũng cho phép bạn khám phá những kết quả trong giả thuyết tương lai. Đặc biệt sẽ rất hiệu quả để sử dụng khi đối tác của bạn có ý kiến phản biện hay có một yêu cầu cho bạn. Ví dụ, "Tôi có thể đảm nhận thêm việc nhưng tôi muốn thời hạn deadline linh hoạt hơn."


6. 'Chúng ta'


Giống như từ "bạn", "chúng ta" làm mất đi cái tôi cá nhân và biến người nghe thành trung tâm và có cảm giác luôn được chào đón. Sử dụng từ này ngụ ý bạn và người nghe là một thể thống nhất, bất cứ lợi ích nào của bạn cũng là lợi ích của họ. Nếu như làm việc với khách hàng, hãy cho họ thấy sự gắn kết bằng cụm "chúng ta", bạn sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn, hiệu quả hơn.


7. 'Cùng nhau'


"Cùng nhau" là chúng ta cùng làm một việc. Nó bao hàm mức độ thân thiện và hợp tác, giúp cuộc hội thoại của bạn trở nên dễ dàng hơn và yêu cầu của bạn cũng dễ được đưa ra và cùng thảo luận.


8. 'Thực tế'


Từ "thực tế" có thể giúp bạn đáng kể trong nỗ lực thuyết phục người nghe. Bằng cách đưa ra các dẫn chứng cụ thể hay các nghiên cứu sẽ là phương pháp hữu hiệu để củng cố vị trí cũng như làm cho cuộc thảo luận của bạn thuyết phục hơn.


9. 'Cởi mở'


Trong bất cứ cuộc trao đổi nào sẽ không tránh được việc bạn bất đồng quan điểm với người khác, và bạn sẽ không tuân theo bất cứ yêu cầu nào của họ. Nhưng phản hồi những yêu cầu đó bằng từ "không " hoặc "không bao giờ" là cách tiêu cực và phản tác dụng. Thay vào đó, hãy nói rằng bạn “ luôn cởi mở” đối với các ý tưởng nhưng hãy tiếp tục trao đổi trước khi bạn hoàn toàn đồng ý.


10. 'Sẽ'


"Sẽ" là từ chúng ta sử dụng để chuyển hành động về thì tương lai. Đó là một từ có tác động mạnh vì nó ám chỉ mức độ chắc chắn về kết quả của cuộc đối thoại. Nói rằng bạn "sẽ" làm một cái gì đó như là một hành động trực tiếp cung cấp cho người nghe cái nhìn rõ ràng và giảm thiểu khả năng hiểu lầm.

10 từ trên đây không có quyền năng chi phối người nghe hoàn toàn. Nhưng, nếu được vận dụng trong bối cảnh thích hợp, chúng có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa cho một cuộc đàm phán ý nghĩa và hợp tác. Bạn sẽ thấy mình cởi mở hơn, thông minh hơn và có sức thuyết phục hơn mỗi khi đặt ra đề nghị hay yêu cầu.
>> Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ/B.I

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Ngữ pháp tiếng Anh: Phân biệt MUCH, MANY và HOW MUCH, HOW MANY


Trong ngữ pháp tiếng Anh MUCH,  MANY và HOW MUCH, HOW MANY là kiến thức tiếng Anh cơ bản được sử dụng rất nhiều, nhưng chúng rất dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế bạn nên nắm chắc cách phân biệt chúng qua bài viết dưới đây


Ngữ pháp tiếng Anh: Phân biệt MUCH,  MANY và HOW MUCH, HOW MANY

 1. Cách sử dụng MUCH và MANY

Trong tiếng Anh, MUCH và MANY có cách dùng khác biệt rõ ràng:
• Many (nhiều): được dùng trước danh từ đếm được.
• Much (nhiều): được dùng trước danh từ không đếm được.
Ví dụ: She has many friends. ( Cô ấy có nhiều người bạn )
I don’t have  much money. ( Tôi không có nhiều tiền )

2.  Phân biệt MUCH và MANY

MANY thường được thay thế bằng: lot/ lots of (+ danh từ) hoặc bằng a lot /lot (+ đại từ)
MUCH thường được thay bằng a great/ good deal of (+ danh từ) hoặc a great/ good deal (+đại từ)
Ví dụ: He spent a lot/ lots of money on his car.
Ngữ pháp của MUCH và MANY không quá khó phải không các bạn? Ngoài ra, trong tổng quan ngữ pháp TOEIC, cách dùng của How much và How many cũng là phần khiến nhiều bạn bối rối mỗi khi gặp phải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

3.  Cách dùng How much và How many

Cách dùng How much

“How much” được dùng khi bạn muốn hỏi về số lượng của danh từ không đếm được hoặc hỏi về giá cả.
How much dùng cho câu hỏi về số lượng của danh từ không đếm được
Cấu trúc câu hỏi:

How much + Danh từ không đếm được + is there? (Có bao nhiêu….?)
Hoặc: How much + Danh từ không đếm được + do/does + S + have ?
Ví dụ:
How much beer is left? (Có bao nhiêu bia còn lại?)
How much juice do you drink every day ? (Bạn uống bao nhiêu nước hoa quả mỗi ngày?)
Cấu trúc câu trả lời:
There is…
Some…
How much còn được dùng khi hỏi về giá của đối tượng:
Cấu trúc câu hỏi: How much + do/does + S + cost ? ( Giá bao nhiêu…?)
Ví dụ: How much does the pen cost? (Cái bút giá bao nhiêu?)

Cách dùng How many

How many được dùng khi bạn muốn hỏi về số lượng của thứ gì đó, áp dụng cho danh từ đếm được.
Câu hỏi How many:
Cấu trúc: How many + Danh từ số nhiều + are there? (Có bao nhiêu…?)
How many + Danh từ số nhiều + do/does + S + have ?
Ví dụ: How many people are there in your team? (Có bao nhiêu người trong nhóm của bạn?)
Câu trả lời How many:
  Nếu có 1, trả lời: There is one.
  Nếu có nhiều, trả lời: There are + số lượng.
Ví dụ: – How many tables are there in the kitchen room? (Có bao nhiêu cái bàn trong phòng bếp?)
There is one. ( Chỉ có 1 cái )
– How many stools are there in the kitchen room? (Có bao nhiêu cái ghế đẩu trong phòng bếp?)
There are six. ( Có 6 cái ).
>> Sưu tầm