Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


Sau mùa thi tốt nghiệp THPT vừa qua, mọi người đã ngạc nhiên khi kết quả thi được công bố. Trong 8 môn thi được tổ chức, "Anh Văn" là môn thi có số lượng điểm liệt nhiều nhất, phổ điểm thấp nhất chỉ đạt 2,5 điểm.

Việc này dẫn đến nhiều thắc mắc và hoài nghi về cả phía tổ chức thi và cả bên đi thi. Nhiều ý kiến cho rằng, do có sự thay đổi về hình thức và cơ cấu thi, nên các thí sinh và cả thầy cô đều không có sự chuẩn bị tốt trước khi bước vào kỳ thi. Trên thực tế, thầy cô chấm thi cũng như thí sinh đều có những phản hồi gây sốc.

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


“Cách ra đề thi mới đã phản ánh được một mặt khác của vấn đề học ngoại ngữ ở Việt Nam” – trích lời phỏng vấn thí sinh dự thi từ báo VNexpress.


Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đã phản ánh được nhiều khuyết điểm trong vấn đề dạy và học Anh Ngữ của nước ta trong suốt thời gian qua. Đa số ý kiến đều cho rằng, vấn đề học Anh Ngữ từ lâu đã bị xem nhẹ. Trong những kỳ thi trước, Anh Văn luôn là môn tự chọn, hầu hết các thí sinh đều học rất sơ sài trước khi vào mùa thi, giáo viên dạy Anh Ngữ nhiều nơi đến việc phát âm còn sai, chỉ đặt nặng giáo trình và những mẹo làm bài thi. Bởi tâm lý "chỉ là môn tự chọn chứ không phải môn tủ nên cứ bỏ qua”, dẫn đến chất lượng dạy và học Anh Văn thấp dần theo năm tháng.

Tâm lý trên còn được cổ súy bởi suy nghĩ học thi Đại học xong mới vào các Trung tâm Anh Ngữ ôn luyện Anh Văn sau. Từ đó hình thành thái độ chủ quan và xem nhẹ môn ngoại ngữ.

Học tiếng Anh là để hội nhập

Trước hết cần thay đổi trong tư duy và kiên quyết loại bỏ lối suy nghĩ cũ. Từ năm 2008, khi Việt Nam gia nhập Hiệp Hội Thương Mại Thế Giới (WTO), nhiều cơ hội đã mở ra và các luồng vốn đầu tư cũng ồ ạt đổ về. Nhưng điều kiện căn bản để tham gia vào quá trình kinh tế toàn cầu đó là chúng ta cần có đủ khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

Học Anh Văn ngày nay không còn là món ăn ngán ngẩm chốn học đường nữa, mà thực sự đã trở thành điều kiện mấu chốt quyết định sự thành bại của một cá nhân nói riêng và cả nước nói chung. Tiếng Anh gần như đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới, mọi cơ hội sẽ đóng lại nếu không sử dụng được Anh Ngữ.


Không bao giờ là quá trễ để học nhưng hãy học ngay khi có thể


“Lớp 12 tôi dạy có một em thi tiếng Anh THPT quốc gia chỉ đạt 1,75. Em này mất gốc hoàn toàn từ cấp 2 nên không thể tiếp thu kiến thức của lớp mới được. Giáo viên dù đã cố gắng quan tâm nhưng thời lượng môn tiếng Anh ít ỏi, không thể chỉ tập trung giảng lại kiến thức cơ bản cho một học sinh đó được”- Một cô giáo Tiếng Anh của một trường cấp 3 tại Hà Nội chia sẻ.

Khi còn khả năng tiếp thu, hãy học ngay, việc học Anh Ngữ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nếu được hướng dẫn và có phương pháp học đúng. Đi theo luận điểm trên, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo – GS. Trần Xuân Nhĩ rất quan tâm và bày tỏ sự ái ngại của mình về kết quả của kỳ thi THPT vừa rồi; ông lo sợ quá trình hội nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi trình độ Anh Ngữ quá thấp ở nước ta. Giáo sư Nhĩ đã phát biểu:

"Tôi nhớ có lần ông Lý Quang Diệu sang thăm Việt Nam nói lý do đất nước họ phát triển, một trong số đó là chú trọng dạy ngoại ngữ cho toàn dân tộc, để người dân đi khắp thế giới kiếm tiền về và những người trên thế giới cũng có thể tới Singapore phát triển kinh tế"- Trích VNexpress.

Ông nói rằng cần thay đổi những quy định, cho phép người Việt Nam được bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh từ bé. Theo ông, trẻ nhỏ dễ tiếp thu ngôn ngữ nhất và ở Singapore, học sinh khi vào Tiểu học đã biết được tối thiểu 2.000 từ vựng cơ bản. Trong khi đó, nếu muốn giao tiếp phổ thông, mỗi người chỉ cần tối đa 1.500 từ vựng đã có thể sử dụng Anh Ngữ trong đời sống hằng ngày.


>> Nguồn: vaschools

0 nhận xét:

Đăng nhận xét