This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush

Bạn trót cảm nắng một anh bạn nước ngoài, hay đang yêu xa với cậu bạn trai cách nhau nửa vòng trái đất? Hãy học ngay những câu thành ngữ Tiếng Anh hay về tình yêu này để bày tỏ tình cảm của mình thôi!


Người ta vẫn thường nói tình yêu là thứ cảm xúc tuyệt vời nhất trên đời mà mỗi con người được trải nghiệm. Thứ tình cảm thần kỳ ấy có thể khiến hai người bên nhau trò chuyện, quấn quýt đêm ngày vậy mà vừa rời xa nhau đã không ngừng nhung nhớ. Và rồi cũng chính nhờ nó mà 2 cá thể xa lạ có thể trở nên khăng khít hơn cả tình thân và sẵn sàng trói cả cuộc đời mình với nhau.

Dưới đây là một vài thành ngữ phổ biến trong tiếng Anh nói về tình yêu và các mối quan hệ, mà những người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai như chúng ta cần nhớ. 

Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush
Những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng để bạn tha hồ thả thính crush


Be head over heels (in love)

Ý nghĩa: Yêu ai một cách vô cùng say đắm

Ví dụ: Look at them. They’re head over heels in love with each other.

(Nhìn đôi tình nhân kia kìa. Họ hoàn toàn say đắm nhau không thể rời.)


Fall in love with somebody

Ý nghĩa: Phải lòng một ai đó

Ví dụ: I think I’m falling in love with my best friend. What should I do?

(Tôi nghĩ mình đã phải lòng người bạn thân nhất. Tôi phải làm gì bây giờ?)


Be an item

Ý nghĩa: Là một cặp

Ví dụ: I didn’t know Chris and Sue were an item. They didn’t even look at each other at dinner.

(Tôi đã không biết rằng Chris và Sue là một cặp. Họ thậm chí không nhìn nhau ở bữa tối.)


Be lovey – dovey

Ý nghĩa: thể hiện tình cảm âu yếm quấn quýt nơi công cộng

Ví dụ: I don’t want to go out with Jenny and David. They’re so lovey-dovey, I just can’t stand it.

(Tôi không muốn đi cùng cặp Jenny và David đâu. Họ quấn quýt quá thể, tôi không chịu nổi.)


Blind date

Ý nghĩa: Hẹn hò gặp mặt lần đầu

Ví dụ: My sister keeps organising blind dates for me. She’d just love to fix me up with someone.

(Chị gái cứ liên tục sắp xếp những cuộc gặp mặt cho tôi. Chị ấy yêu thích việc gán ghéo tôi với một ai đó.)


Blinded by love

Ý nghĩa: Mù quáng vì yêu

Ví dụ: She is so blinded by love that she can’t see him for who he truly is. 

(Cô ấy quá mù quáng vì yêu nên không thể nhìn ra con người thật của anh ta.)


Break up/ Split up (With Somebody)

Ý nghĩa: Chia tay/ chấm dứt mối quan hệ yêu đương

Ví dụ: Have you heard? Marian and Joseph have split up. I wonder what went wrong. They were so good together.

(Biết tin gì chưa? Marian và Joseph chia tay rồi đấy. Không biết có chuyện gì nữa. Trước đó họ vốn rất hợp nhau mà.)


Carry a Torch (for)

Ý nghĩa: Tiếp tục vương vấn yêu một người dù đã chia tay

Ví dụ: Look at Susan. Joe broke up with her a year ago, but she still carries a torch for him.

(Nhìn Susan kìa. Joe đã chia tay với cô ấy cả năm trước mà cô ấy vẫn cứ vương vấn anh ta)


Have the hots for somebody

Ý nghĩa: Cảm thấy ai đó cực kỳ quyến rũ

Ví dụ: Nadine has the hots for the new staff. I wouldn’t be surprised if she asked him out.

(Nadine cảm thấy cậu nhân viên mới vô cùng quyến rũ. Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên đâu nếu cô ấy ngỏ lời mời cậu ấy đi chơi.)

>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Việt Nam phấn đấu có 4 cơ sở giáo dục đại học xếp hạng trong top 1.000 trường thế giới

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng...

100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ


Đề án phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động.

Về điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Đề án phấn đấu 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 35% có trình độ tiến sĩ.

100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV
100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV


100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VOV
100% cơ sở giáo dục đại học (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó khoảng 10% được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín.

Trên 35% chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài, trong đó 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.

Về hội nhập quốc tế, Đề án phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học khai thác và sử dụng các chương trình đào tạo, học liệu mở được chia sẻ trực tuyến bởi các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 100 trường đại học tốt nhất Châu Á, 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 400 trường đại học tốt nhất Châu Á, 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

Trên 50% cơ sở giáo dục đại học sử dụng toàn bộ hoặc tích hợp một phần nội dung chương trình đào tạo và giáo trình của nước ngoài vào các chương trình đào tạo của nhà trường.

Phấn đấu 100% chương trình đào tạo có mục tiêu, nội dung được thiết kế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động.

Nhiệm vụ trong thời gian tới của Đề án là đẩy mạnh thực hiện tự chủ, đổi mới quản trị giáo dục đại học gắn với cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học; đổi mới quản lý đào tạo, chương trình, phương pháp đào tạo; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng; đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục đại học.

Xây dựng và triển khai Hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo cung - cầu nguồn nhân lực trình độ cao; xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn lực, động lực và môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển giáo dục đại học.

Thí điểm xây dựng làng đại học quốc tế


Trong đó, Đề án lựa chọn, xây dựng và vận hành hiệu quả một số mô hình quản trị đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đổi mới công tác quản trị, giảm can thiệp hành chính từ các cơ quan nhà nước, bảo đảm tăng cường minh bạch, công khai; chuyển từ mô hình quản lý sang quản trị có hiệu quả; đổi mới và hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, các tiêu chuẩn giảng viên đại học theo chức danh và trình độ.

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng điểm.

Hình thành một số trung tâm thực hành, thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học; thí điểm xây dựng một số làng đại học quốc tế thu hút các cơ sở giáo dục đại học có uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo và nghiên cứu quốc tế.

>> Nguồn: Đỗ Thơm (Báo Giáo dục Việt Nam) 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

16 kỹ năng được người phụ nữ sinh sống qua 80 nước khuyên SV

Nguyễn Phi Vân cho rằng có 16 kỹ năng thiết yếu rất quan trọng dành cho thế kỷ 21 mà mỗi người cần học tập và rèn luyện trong suốt cuộc đời.

16 ky nang duoc nguoi phu nu sinh song qua 80 nuoc khuyen sv
Nguyễn Phi Vân tốt nghiệp MBA tại Úc, từng giữ những vị trí cao cấp trong các tập đoàn như Giám đốc marketing quốc tế, Tổng giám đốc châu Á - Thái Bình Dương, Giám đốc phát triển toàn cầu.

Bà từng sinh sống, học tập, và làm việc tại hơn 80 quốc gia, tham gia cố vấn nhiều chương trình phát triển doanh nghiệp, phát triển nhượng quyền quốc tế, phát triển kinh tế sáng tạo cho các chính phủ khu vực. Phi Vân là diễn giả quốc tế, đã nhận nhiều giải thưởng trong ngành bán lẻ và nhượng quyền toàn cầu, và là tác giả của 5 tác phẩm sách tiếng Anh và tiếng Việt.

16 kỹ năng được người phụ nữ sinh sống qua 80 nước khuyên SV
Nguyễn Phi Vân, người từng sinh sống và làm việc ở 80 quốc gia (Ảnh: Trường ĐH Hoa Sen)
Chia sẻ tại Talkshow "Công dân toàn cầu Thế kỷ 21" với sinh viên Trường ĐH Hoa Sen, nữ diễn giả Nguyễn Phi Vân, cho rằng hiện nay, tất cả mọi công nghệ, mọi giáo trình ở tất cả các quốc gia đều trở nên lỗi thời bởi công nghệ phát triển quá nhanh. Vì vậy nền giáo dục ở các quốc gia phát triển đều rất thông minh khi họ chú trọng vào dạy phương pháp giải quyết vấn đề chứ không phải là kiến thức bởi không ai có thể biết trước chuyện gì sắp xảy ra ở tương lai.

"Vì vậy, tất cả chúng ta nhất là các bạn sinh viên cần có thái độ giáo dục mới. Trường học trở thành một trong những kênh để tìm hiểu kiến thức, kỹ năng; những kênh còn lại phải tự học. Sự học là đa kênh"- bà Phi Vân nói.

Theo cô, trong thế kỷ 21, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa và ro bot, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người, vì vậy, con người cần biết cộng tác với rô-bốt và biết cách sử dụng trí tuệ khác với rô-bốt và trí tuệ nhân tạo.

Có 16 kỹ năng thiết yếu rất quan trọng dành cho thế kỷ 21 mà mỗi người cần học tập và rèn luyện trong suốt cuộc đời được bà đưa ra dành lời khuyên cho sinh viên. Đây là bộ kỹ năng do Boston Consulting Group, tập đoàn tư vấn quản trị hàng đầu thế giới đưa ra.

A. Foundational Literacies- Các kiến thức kỹ năng nền tảng cần thiết cho công việc hàng ngày 1. Literacy: Khả năng đọc và viết
2. Numeracy: Khả năng làm việc với các con số
3. Scientific Literacy: Kiến thức về khoa học
4. ICT Literacy: Kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông
5. Financial Literacy: Kiến thức về tài chính
6. Cultural and Civic Literacy: Kiến thức về văn hoá và con người
B - Competencies - Các kỹ năng xử lý vấn đề khó khăn
7. Critical Thinking/ Problem-solving: tư duy phê phán - đánh giá vấn đề một cách công bằng, cẩn thận từ nhiều khía cạnh và kỹ năng giải quyết xử lý vấn đề.
8. Creativity: Sự sáng tạo
9. Communication: Các kỹ năng giao tiếp
10. Collaboration: Các kỹ năng hợp tác, hỗ trợ, làm việc nhóm
C - Character Qualities- Các phẩm chất cần có trong môi trường thay đổi thường xuyên của thế kỷ 21
11. Curiosity: Sự ham thích tìm hiểu
12. Initiative: Khả năng chủ động ra quyết định và thực hiện
13. Persistence/ Grit: Sự kiên trì, can đảm và quyết tâm thực hiện bất chấp khó khăn
14. Adaptability: Khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới
15. Leadership: Khả năng lãnh đạ16. Social and Cultural Awareness: ý thức về sự tương đồng - khác biệt về mặt văn hoá - xã hội

Tuy nhiên, bà cho rằng, mỗi người chỉ cần tập trung phát triển mạnh một hoặc một vài kỹ năng là sở trường của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Với các bạn trẻ cần chú ý tới 4 kỹ sinh tồn như: Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, kỹ năng sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. Ngoài ra, cũng phải biết ra quyết định và chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho ai khác hay hoàn cảnh nào được. Theo bà để trở thành công dân toàn cầu thì phải học, học mỗi ngày và phải cập nhật công nghệ, thông tin thế giới mới nhất.

Lê Huyền

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Bí quyết đạt điểm cao phần Writing tiếng Anh

Trong các kì thi IELTS hay TOFEL tiếng Anh thì môn viết (Writing) là một bài thi rất quan trọng. Đây là một trong những phần thi khó và nhiều bạn không được điểm cao như mong muốn. Khi viết luận (essay) tiếng Anh, nhiều bạn có thói quên là viết bằng tiếng Việt trước, sau đó dịch ra tiếng Anh.

bi quyet dat diem cao phần writing tieng anh
Môn viết (Writing) là phần quan trọng trong các kì thi IELTS hay TOFEL tiếng Anh


Cách này vừa mất thời gian vừa không hiệu quả vì mỗi một ngôn ngữ đều có văn phong và cách diễn đạt riêng. Xin giới thiệu những bí quyết để làm tốt môn Writing tiếng anh.

1. Chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

Cơ bản nhất chính là lỗi chính tả và ngữ pháp. Không giống môn nói hay nghe có thể “thông cảm” một số lỗi ngữ pháp hoặc phát âm, môn viết cực kỳ quan trọng chính tả và ngữ pháp. Muốn nâng cao chỉ số này thì chỉ có cách là học nhiều, tập viết nhiều mà thôi. Nên chú ý viết câu càng đơn giản càng tốt để tránh sai ngữ pháp, chưa quen thì cứ viết câu đơn (chủ ngữ, động từ, tân ngữ) là được rồi. Chú ý dùng thì cho hợp trình tự thời gian nữa là ổn (chủ yếu là hiện tại đơn, tiếp diễn, hoàn thành, quá khứ đơn, tương lai đơn, đôi khi quá khứ hoàn thành thôi). Lỗi này với những giáo viên nghiêm khắc có thể trừ 0,5-1đ/lỗi.

2. Đảm bảo về ngữ nghĩa và văn phong

Qua được lỗi chính tả và ngữ pháp chính là lỗi về ngữ nghĩa. Có nghĩa là cách diễn đạt không theo văn phong tiếng Anh. Trường hợp này xảy ra là do người viết nghĩ theo tiếng Việt rồi dịch ra. Nên biết vốn từ tiếng Việt của ta chênh lệch rất lớn với tiếng Anh, nếu dịch ra thì chắc chắn ta sẽ không đủ từ vựng (nên phải tra từ điển, rồi dẫn đến viết một bài văn kiểu google translation). Muốn biết ví dụ buồn cười về nghĩa tiếng Việt, viết tiếng Anh bạn cứ chép một bài văn lên google translate là rõ. Nhiều bạn viết như vậy luôn đó. Muốn không mắc lỗi này thì nên tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, dùng vốn từ của riêng mình để diễn đạt điều muốn nói. (ví dụ như bạn không biết chữ “resize” có thể dùng “edit something size”)

3. Đảm bảo cấu trúc của từng đoạn văn cũng như toàn bài

Cấu trúc cũng là một điểm rất cần thiết. Một paragraph cần gì, một essay là như thế nào... những yêu cầu cơ bản nằm trong kiến thức nền khi viết hay nói đơn giản là công thức của bài văn mà bạn được yêu cầu viết chính là lỗi tiếp theo cần khắc phục. Dù bạn viết văn hoa cỡ nào mà paragraph không có topic sentence (hoặc topic sentence không chuẩn) cũng bị trừ điểm nặng. Một essay cũng vậy, các đoạn phải bổ sung, hỗ trợ hoặc tương phản nhau, phải kết dính với nhau thành một khối và mở đầu bằng opening paragraph, kết thúc bằng concluding, phải có thesis statement đạt yêu cầu. Nên nghiên cứu kỹ phần lý thuyết được học về vấn đề này.

4. Viết đúng chủ đề và văn phong trôi chảy

Rất nhiều bạn viết lạc đề và không trôi chảy. Vấn đề tưởng như dễ ăn này lại khiến nhiều bạn bị trừ điểm do không hiểu rõ đề bài, hoặc do chọn ý sai dẫn đến lan man, không bám sát nội dung cần nói. Chú ý tập trung vào từng paragraph, viết ngắn gọn và bám theo topic sentences của các paragraphs. Nên dùng các từ chuyển tiếp câu, đoạn (firstly, secondly, however, on the other hand....) để dẫn dắt người đọc cũng như chính mình.

5. Dùng các biện pháp nghệ thuật hoặc điểm ngữ pháp đã học

Dùng các biện pháp nghệ thuật hoặc điểm ngữ pháp đã học. Cái này áp dụng cho các bạn học sinh, sinh viên dùng để “qua môn” nhé. Lưu ý làm sao chèn vào những gì được học trước đó (các thì, cách so sánh, cấu trúc...) vào bài viết thì sẽ được điểm cao hơn. Nên sủ dụng nhiều các cụm từ khó, các câu phức càng nhiều càng tốt. Tránh lặp đi lặp lại một cấu trúc hay một hiện tượng ngữ pháp nhiều lần mà nên chọn những từ hay cụm từ tương đương để thay thế.

6. Có quan điểm cá nhân

Bạn nên có quan điểm cá nhân vấn đề mà bạn đặt ra trong bài viết. Tùy vào chủ đề mà thêm vào cảm nhận cá nhân nhiều hoặc ít. Dùng thêm những hình ảnh bóng bẩy, các thành ngữ... sẽ là những điểm cộng.

Ngoài ra, bạn cũng nên đọc các bài viết mẫu để làm quen cách hành văn tiếng Anh, học hỏi cách triển khai và phân tích, học từ vựng... Kiến thức nền (background knowledge) cũng rất quan trọng, bạn đọc nhiều thì chủ đề nào cũng viết được. Và điều quan trọng là bạn phải viết nhiều, khi thực hành nhiều bạn sẽ quen với các dạng bài. Khi quen rồi thì mọi thứ chỉ như công thức giải toán vậy, áp dụng vào là giải được thôi. Làm tốt những điểm nêu trên điểm viết của bạn sẽ cải thiện vô cùng đáng kể. Cứ làm từ thấp đến cao tùy theo trình độ của các bạn. Bằng cách này bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho mình.

Theo Nguyễn Lan Hương
Tiếng nói giáo viên

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Nhiều ngành mới, tiêu chuẩn mới trong tuyển sinh đại học 2019

Tuyển sinh đại học 2019 sẽ xuất hiện nhiều ngành học mới trong đó có nhiều ngành tiệm cận 4.0, các trường cũng nâng cao chất lượng nguồn tuyển bằng những quy định mới.

nhieu nganh moi tieu chuan moi trong tuyen sinh dai hoc 2019


Nhiều ngành học mới xuất hiện

Năm 2019, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến nâng số lượng mã ngành/nhóm ngành/chương trình tuyển sinh trình độ đại học lên 197. Theo đó, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn mở mới ngành: Quản trị thông tin và ngành Việt Nam học (dành cho người Việt Nam), Chương trình chất lượng cao ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Nhiều ngành mới, tiêu chuẩn mới trong tuyển sinh đại học 2019
Thí sinh dự thi THPT quốc gia (Ảnh:Tuấn Kiệt)
Khoa Y mở mới ngành Răng Hàm Mặt và điều dưỡng. Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre mở mới ba ngành: Quan trắc và bảo dưỡng kết cấu, Bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, Năng lượng tái tạo.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ có thêm ngành ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo, Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật Xây dựng, Vật liệu Dệt may, Kinh doanh Quốc tế.

Trong đó, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo sẽ chỉ tuyển 20 chỉ tiêu, thí sinh đạt 24 điểm trở lên và ưu tiên học sinh trường chuyên. Sinh viên theo học sẽ được miễn giảm hoàn toàn học phí, đào tạo bằng tiếng Anh do giáo viên Việt Nam và quốc tế giảng dạy.

Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển sinh thêm 3 ngành mới là Marketing (chương trình đại trà), Kinh tế và Khoa học Máy tính (chương trình chất lượng cao).  

Với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 khoảng 3.900 sinh viên, phương thức tuyển sinh của trường này vẫn dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 và xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn theo tổ hợp xét tuyển 3 năm THPT. Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM tuyển thêm 2 ngành mới là Quản lý đất đai và Bảo hộ lao động….

Trường ĐH Nha Trang mở 4 ngành mới là Quản trị khách sạn, Luật, Khoa học thủy sản, Kỹ thuật cơ khí động lực.
Tại phía Bắc Trường ĐH Kinh tế quốc dân mở thêm 7 chương trình mới gồm: Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới; 

Nâng cao chất lượng nguồn tuyển bằng tiếng Anh

ĐH Quốc gia TP.HCM mở rộng đối tượng tuyển sinh bằng cách xét tuyển trên kết quả các kỳ thi quốc tế. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, BI, A-level...đạt danh hiệu học sinh giỏi trong các năm ở THPT và có hạnh kiểm tốt.

Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cũng chấp nhận xét tuyển các thí sinh có các chứng chỉ quốc tế như A-level, SAT, IELTS. Cụ thể xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn với mức điểm tối thiểu mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60); Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1.100/1.600 hoặc 1.450/2.400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi); Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) cũng được nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội.

Năm 2019, Trường ĐH Kinh tế TPHCM vẫn tuyển sinh theo phương thức cũ là xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Đồng thời bổ sung tiêu chí mới là yêu cầu thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường phải có điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên. Điểm chuẩn để xét tuyển sẽ là điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 1. Riêng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đang xây dựng kế hoạch áp dụng kỳ thi SAT của Mỹ để tuyển sinh ĐH.

Ngoài phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia Trường ĐH Y dược TP.HCM thực hiện xét tuyển kết hợp (đối với ngành Y khoa và Dược học) với điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: thí sinh phải đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào. Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 60 trở lên. Trường này yêu cầu các đơn vị cấp chứng chỉ: TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS); IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP). Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bản gốc khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển.

Ngoài tuyển sinh từ kết quả thi THPT quốc gia, khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tuyển sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ các trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM với chuyên ngành gần với nhóm ngành Khoa học sức khỏe, gồm: Công nghệ Sinh học ; Sinh học; Hóa sinh; Kỹ thuật Y sinh.

Đặc biệt, ngoài ngành sư phạm có điểm sàn, dự kiến năm 2019 nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Đối với những trường xét học sinh tốt nghiệp THPT thì phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

Lê Huyền (Báo Vietnamnet)

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

14 bài tập đơn giản giúp trí não nhạy bén hơn

Đánh răng bằng tay không thuận, nhắm mắt khi tắm hay phân biệt mệnh giá đồng xu chỉ bằng xúc giác sẽ giúp kích thích hoạt động của não bộ. 

14 bai tap don gian giup tri nao nhay ben hon

1. Đánh răng bằng tay không thuận


Nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập nhỏ giúp mở rộng các phần của vỏ não có nhiệm vụ điều khiển và xử lý thông tin từ cơ quan xúc giác (bàn tay). Không chỉ đánh răng, bạn cũng nên mở tuýp và lấy kem đánh răng bằng tay không thuận. 


2. Thay đổi các hoạt động buổi sáng


Khi nghiên cứu hình ảnh não, các nhà khoa học thấy rằng những nhiệm vụ mới sẽ rèn luyện cho một phần lớn khu vực vỏ não, có nghĩa mức độ hoạt động của não sẽ tăng lên ở một số khu riêng biệt. Mức độ này giảm khi nhiệm vụ trở thành thường lệ và thực hiện một cách vô ý thức. 

Do đó, sau khi ăn sáng và mặc quần áo, bạn có thể dắt chó đi dạo trên một tuyến đường mới, hoặc thử thay đổi kênh truyền hình. Ngay cả những chương trình thiếu nhi cũng có thể kích thích não bộ, giúp người lớn nhận ra nhiều giá trị vốn bị lãng quên trong cuộc sống bận rộn. 

3. Lật ngược các vật quen thuộc


Khi nhìn vào những đồ vật quen thuộc hàng ngày, não trái của bạn sẽ nhanh chóng nhận biết và chuyển sự chú ý của bạn sang nơi khác. Tuy nhiên, khi chúng bị lộn ngược, mạng lưới não phải được kích hoạt, khiến bạn cố gắng diễn giải hình dạng, màu sắc và mối liên quan giữa các chi tiết. 

Để tập thể dục cho trí não, bạn hãy thử lật ngược những bức ảnh gia đình, đồng hồ hay bộ lịch để bàn. 

4. Nhắm mắt khi tắm


Khi nhắm mắt, xúc giác của bạn buộc phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Bàn tay có thể nhận biết các bộ phận cơ thể mà bạn không thể nhìn thấy, từ đó gửi thông tin cho não bộ. Lưu ý của bài tập này là sắp xếp mọi thứ cẩn thận, tránh bị bỏng hoặc chấn thương. 

5. Tạo mối liên kết mới cho mũi 


Bạn có thể không nhớ từ khi nào bản thân đã tự động liên kết mùi cà phê với thời gian khởi đầu ngày mới. Tuy nhiên, bằng cách liên kết một mùi hương như vani, vỏ cam hay bạc hà với một hoạt động cụ thể, bạn sẽ kích hoạt các bó dây thần kinh mới, tránh để não bộ đi theo đường mòn. Chẳng hạn, bạn có thể đặt chiết xuất của một mùi hương yêu thích ở gần giường trong một tuần, mở ra và hít vào khi vừa ngủ dậy, thêm một lần nữa khi tắm và mặc quần áo. 

6. Kết nối xã hội nhiều hơn


Nghiên cứu khoa học đã nhiều lần chứng minh rằng ít giao tiếp xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức tổng thể. Do đó, thi thoảng bạn hãy tạm bỏ qua sự tiện lợi của máy bán nước hoặc quầy bơm xăng tự động để có cơ hội giao tiếp với người bán hàng. 

7. Đổi vị trí ghế ở bàn ăn


Trong hầu hết gia đình, mọi người đều có chỗ ngồi riêng ở bàn ăn. Tuy nhiên, để tạo ra trải nghiệm mới cho bộ não, bạn hãy thử tráo vị trí thường ngày, ngồi cạnh người thân khác, thay đổi góc nhìn, thậm chí cách tiếp cận các loại gia vị như muối và hạt tiêu. 


8. Nghịch đồng xu


Do não bộ của chúng ta thường xuyên dựa vào tín hiệu thị giác để phân biệt các vật, việc sử dụng xúc giác để nhận biết những thứ khác nhau sẽ tăng hoạt động ở các vùng vỏ não xử lý thông tin xúc giác, do đó khớp thần kinh trở nên mạnh hơn. Đây cũng chính là cách não bộ giúp những người lớn mất thị lực học cách phân biệt chữ cái nổi. 

Bạn có thể đặt một cốc đầy tiền xu trong ngăn đựng đồ uống ở ôtô hoặc cho vài xu vào túi áo. Trong khi dừng đèn đỏ, bạn hãy tập xác định mệnh giá của đồng xu mà chỉ cảm nhận bằng tay. 

9. Chơi trò "10 thứ liên quan" 


Suy nghĩ về những lựa chọn, phương án thay thế mỗi ngày giúp não bộ nhạy bén hơn. Khi ai đó đưa cho bạn một đồ vật bình thường, hãy thử nghĩ ra 10 thứ khác có đặc điểm liên quan. Chẳng hạn, một chiếc vợt đập ruồi có thể khiến bạn liên tưởng đến cây vợt tennis, gậy đánh golf, cái quạt, dùi cui, dùi trống, đàn violin, cái xẻng, micro, gậy bóng chày hoặc mái chèo. 

10. Mở cửa sổ ôtô


Hồi hải mã (hippocampus), một khu vực của não bộ, có vai trò xử lý ký ức; liên kết mùi, âm thanh, cảnh vật và tạo nên bản đồ trong trí óc. Để tập luyện cho hồi hải mã, bạn hãy cố gắng xác định mùi và âm thanh mới trên đường đi hàng ngày. Mở cửa sổ khi lái ôtô hoặc đi bộ đường dài sẽ là hoạt động có ích cho não bộ. 

11. Thực hiện tác phẩm nghệ thuật theo nhóm


Khi sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật, phần vỏ não liên quan đến cảm xúc được kích hoạt. Não bộ khi đó buộc phải tạo ra hoạt động rất khác với những suy nghĩ logic, tuyến tính vốn chiếm phần lớn thời gian trong ngày.

Để tập luyện, bạn hãy thử yêu cầu mỗi người trong nhóm vẽ tự do nhưng liên quan đến chủ đề cụ thể như một mùa, một cảm xúc hay một sự kiện đang diễn ra.

12. Đọc to


Khi đọc to hoặc nghe người khác đọc, chúng ta sử dụng các mạch não khác với lúc đọc thầm. Bạn có thể rủ bạn thân cùng luân phiên đọc từng đoạn trong một cuốn sách, để mỗi người vừa đóng vai trò người đọc lẫn người nghe. Cuốn sách đó sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn, nhưng bạn sẽ trải qua khoảng thời gian vui vẻ hơn. 

13. Nhìn lướt các quầy hàng ở siêu thị


Các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi luôn sắp xếp những mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất ở tầm mắt của khách hàng, khiến bạn thường không nhìn thấy tất cả thứ cần mua. Lần tới, khi đi siêu thị, bạn hãy tập thể dục cho não bộ bằng cách dừng ở bất kỳ lối đi nào và nhìn vào các kệ, từ trên xuống dưới. Nếu có thứ gì đó bạn chưa từng nhìn thấy trước đây, hãy cầm lên, đọc thành phần và suy nghĩ về nó. Bạn không nhất thiết phải mua nó, điều bạn vừa làm đã phá vỡ thói quen và giúp não bộ trải nghiệm cái mới. 

14. Ăn những món lạ


Hệ thống khứu giác của bạn có thể phân biệt hàng triệu mùi bằng cách kích hoạt các tổ hợp thụ quan trong mũi, rồi liên kết trực tiếp đến trung tâm cảm xúc của não bộ. Do đó, mùi mới có thể gợi lên những cảm xúc và liên tưởng bất ngờ. 

Thi thoảng, bạn hãy thử những món ăn lạ, chọn loại rau và gia vị không giống ngày thường, hoặc tìm hiểu công thức mới cho một món ăn quen thuộc. 

>> Nguồn: Thùy Linh - Theo Insider

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

5 Lý do khác biệt giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ

Trên thực tế, nước Anh và nước Mĩ xa cách nhau cả một đại dương, và tiếng Anh Anh so với tiếng Anh Mĩ cũng vậy. Điều gì khiến cho giọng của một người ở London khác biệt với giọng của một người ở New York đến thế? Sau đâu là câu trả lời cho bạn.

5 Lý do khác biệt giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ


1. Trên thực tế, tiếng Anh Mỹ lâu đời hơn

Đây không phải là điều mà bạn nên nói với một người Anh, bởi họ là đất nước khai sinh ra nước Mỹ như chúng ta biết ngày nay – nhưng đó lại là một thực tế. Khi những người từ Anh đến Mỹ định cư lần đầu tiên, họ mang theo tiếng phổ thông lúc bấy giờ, dựa vào cái được gọi là lối nói rhotic (khi bạn đọc âm r trong một từ). Trong khi đó, trở lại những thành phố giàu có phía nam Vương quốc Anh, những người trong tầng lớp thượng lưu muốn có cách để phân biệt mình với những người khác, do đó họ mới bắt đầu thay đổi lối nói rhotic của mình thành âm r mềm hóa, nói những từ như winter là “win-tuh” thay vì “win-terr”. Tất nhiên, những người này rất sang trọng và mọi người đều muốn giống như họ, vì vậy cách nói mới này – mà ngày nay người Anh gọi đó là Phát âm Chuẩn Ngữ điệu Anh (Received Pronunciation) – bao trùm phần còn lại của miền nam nước Anh. Nó cũng giải thích lý do tại sao nhiều nơi bên ngoài miền nam nước Anh vẫn sử dụng phát âm rhotic như là một phần giọng địa phương của họ. Về cơ bản, nếu bạn nói tiếng Anh London, bạn nghe có vẻ sang trọng hơn. Thích nhé.

2. Tiếng Anh Anh giống tiếng Pháp hơn

Tiếng Pháp đã ảnh hưởng đến tiếng Anh bằng nhiều hình thức hơn những gì mà người nói tiếng Anh cố gắng thừa nhận. Lần đầu tiên là khi William – Nhà chinh phạt đã xâm chiếm nước Anh vào thế kỷ 11, mang theo tiếng Pháp của người Norman và biến nó thành ngôn ngữ của giới thượng lưu – được sử dụng trong các trường học, đại học, tòa án, và tầng lớp thượng lưu. Thứ tiếng đó không giữ nguyên như vậy, mà thay vào đó được phát triển thành tiếng Anh Trung cổ, một sự pha trộn của tất cả những ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ quanh thời điểm đó. Lần thứ hai là trong suốt thập niên 1700, khi việc sử dụng những từ và cách viết kiểu Pháp ở Vương quốc Anh trở nên siêu thời thượng. Tất nhiên, người Mỹ vẫn sống cuộc sống của mình ở bên kia Đại Tây Dương và hoàn toàn không tham gia vào xu hướng này. Đây là lý do tại sao tiếng Anh Anh có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ với tiếng Pháp hơn tiếng Anh Mỹ, khiến cho nhiều người ở Anh vẫn còn bị ám ánh bởi những từ mượn tiếng Pháp như “croissant” (bánh sừng bò).

3. Cách viết tiếng Anh Mỹ được phát minh như một hình thức phản kháng
Từ điển của người Mỹ và người Anh rất khác nhau, vì chúng được biên soạn bởi hai tác giả với hai quan điểm ngôn ngữ vô cùng khác biệt: từ điển của Vương quốc Anh được biên soạn bởi các học giả đến từ London (không phải từ điển Oxford, vì một số lý do), những người chỉ muốn thu thập tất cả những từ tiếng Anh được biết đến, trong khi từ điển của Mỹ được thực hiện bởi một nhà biên soạn từ điển tên là Noah Webster. Webster muốn cách viết của Mỹ không chỉ đơn giản hơn mà còn khác với cách viết của Anh, như một cách để Mỹ cho thấy mình đã thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Ông đã bỏ đi chữ u của các từ như “colour” và “honour” – những từ vốn đã phát triển từ ảnh hưởng của tiếng Pháp ở Anh – để biến chúng thành “color” và “honor”. Ông làm tương tự với những từ kết thúc bằng -ise để biến chúng thành -ize, vì ông cho rằng cách viết của tiếng Anh Mỹ nên phản ánh cách mà nó được nói ra. Hơn nữa, z là một chữ cái dễ viết hơn nhiều, vì vậy mới có điều đó.

4. Tiếng Anh Mỹ thích bỏ hoàn toàn các từ
Đôi khi có những sự khác biệt trong tiếng Anh Mỹ không ảnh hưởng gì tới những người nói tiếng Anh Anh – giống như khi người Mỹ bỏ đi toàn bộ các động từ của một câu. Khi một người Mỹ nói với một người nào đó rằng anh ta sẽ viết một lá thư cho họ, anh ta nói “I’ll write them”. Khi bạn hỏi một người Mỹ xem liệu anh ta có muốn đi mua sắm không, anh ta có thể nói là “I could”. Ở Vương quốc Anh, những câu trả lời như vậy nghe thật kỳ lạ, vì chúng ta sẽ nói là “I’ll write to you” và “I could go”. Bỏ đi động từ có thể là bởi người Mỹ muốn nói chuyện nhanh hơn – ngược lại, có lẽ người Anh chỉ muốn giải thích chính xác những gì họ đang nói. Không ai đúng ở đây cả, nhưng nếu chúng ta muốn công bố bên thắng cuộc thì đó sẽ là tiếng Anh Anh, bởi vì thẳng thắn mà nói thì cách nói của người Mỹ không có nghĩa lý gì so với một ngôn ngữ ngữ cảnh thấp (low-context) như tiếng Anh.

5. Hai loại tiếng Anh đều vay mượn từ từ các ngôn ngữ khác
Rõ ràng là tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ đã phát triển khác hẳn nhau khi bạn xét từ góc độ các ảnh hưởng về văn hóa tác động độc lập lên mỗi loại, và cách mà hai loại tiếng Anh này vay mượn từ từ những ngôn ngữ khác. Vì một lý do nào đó mà điều này rất phổ biến với từ chỉ thực phẩm: ví dụ như “rau mùi”, trong tiếng Anh Anh là “coriander” (bắt nguồn từ tiếng Pháp) còn trong tiếng Anh Mỹ là “cilantro” (bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha), hay từ “cà tím”, tiếng Anh Anh là “aubergine” (bắt nguồn từ tiếng Ả Rập) còn tiếng Anh Mỹ là “eggplant” (gọi như vậy bởi vì nó trông giống như một quả trứng màu tím). Có rất nhiều ví dụ khác nữa, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là phải lựa chọn đúng từ ở đất nước mà bạn đang theo học hay sinh sống.

(Nguồn: Tham khảo)