1. Trên thực tế, tiếng Anh Mỹ lâu đời hơn
Đây không phải là điều mà bạn nên nói với một người Anh, bởi họ là đất nước khai sinh ra nước Mỹ như chúng ta biết ngày nay – nhưng đó lại là một thực tế. Khi những người từ Anh đến Mỹ định cư lần đầu tiên, họ mang theo tiếng phổ thông lúc bấy giờ, dựa vào cái được gọi là lối nói rhotic (khi bạn đọc âm r trong một từ). Trong khi đó, trở lại những thành phố giàu có phía nam Vương quốc Anh, những người trong tầng lớp thượng lưu muốn có cách để phân biệt mình với những người khác, do đó họ mới bắt đầu thay đổi lối nói rhotic của mình thành âm r mềm hóa, nói những từ như winter là “win-tuh” thay vì “win-terr”. Tất nhiên, những người này rất sang trọng và mọi người đều muốn giống như họ, vì vậy cách nói mới này – mà ngày nay người Anh gọi đó là Phát âm Chuẩn Ngữ điệu Anh (Received Pronunciation) – bao trùm phần còn lại của miền nam nước Anh. Nó cũng giải thích lý do tại sao nhiều nơi bên ngoài miền nam nước Anh vẫn sử dụng phát âm rhotic như là một phần giọng địa phương của họ. Về cơ bản, nếu bạn nói tiếng Anh London, bạn nghe có vẻ sang trọng hơn. Thích nhé.2. Tiếng Anh Anh giống tiếng Pháp hơn
Tiếng Pháp đã ảnh hưởng đến tiếng Anh bằng nhiều hình thức hơn những gì mà người nói tiếng Anh cố gắng thừa nhận. Lần đầu tiên là khi William – Nhà chinh phạt đã xâm chiếm nước Anh vào thế kỷ 11, mang theo tiếng Pháp của người Norman và biến nó thành ngôn ngữ của giới thượng lưu – được sử dụng trong các trường học, đại học, tòa án, và tầng lớp thượng lưu. Thứ tiếng đó không giữ nguyên như vậy, mà thay vào đó được phát triển thành tiếng Anh Trung cổ, một sự pha trộn của tất cả những ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ quanh thời điểm đó. Lần thứ hai là trong suốt thập niên 1700, khi việc sử dụng những từ và cách viết kiểu Pháp ở Vương quốc Anh trở nên siêu thời thượng. Tất nhiên, người Mỹ vẫn sống cuộc sống của mình ở bên kia Đại Tây Dương và hoàn toàn không tham gia vào xu hướng này. Đây là lý do tại sao tiếng Anh Anh có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ với tiếng Pháp hơn tiếng Anh Mỹ, khiến cho nhiều người ở Anh vẫn còn bị ám ánh bởi những từ mượn tiếng Pháp như “croissant” (bánh sừng bò).3. Cách viết tiếng Anh Mỹ được phát minh như một hình thức phản kháng
Từ điển của người Mỹ và người Anh rất khác nhau, vì chúng được biên soạn bởi hai tác giả với hai quan điểm ngôn ngữ vô cùng khác biệt: từ điển của Vương quốc Anh được biên soạn bởi các học giả đến từ London (không phải từ điển Oxford, vì một số lý do), những người chỉ muốn thu thập tất cả những từ tiếng Anh được biết đến, trong khi từ điển của Mỹ được thực hiện bởi một nhà biên soạn từ điển tên là Noah Webster. Webster muốn cách viết của Mỹ không chỉ đơn giản hơn mà còn khác với cách viết của Anh, như một cách để Mỹ cho thấy mình đã thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Ông đã bỏ đi chữ u của các từ như “colour” và “honour” – những từ vốn đã phát triển từ ảnh hưởng của tiếng Pháp ở Anh – để biến chúng thành “color” và “honor”. Ông làm tương tự với những từ kết thúc bằng -ise để biến chúng thành -ize, vì ông cho rằng cách viết của tiếng Anh Mỹ nên phản ánh cách mà nó được nói ra. Hơn nữa, z là một chữ cái dễ viết hơn nhiều, vì vậy mới có điều đó.
4. Tiếng Anh Mỹ thích bỏ hoàn toàn các từ
Đôi khi có những sự khác biệt trong tiếng Anh Mỹ không ảnh hưởng gì tới những người nói tiếng Anh Anh – giống như khi người Mỹ bỏ đi toàn bộ các động từ của một câu. Khi một người Mỹ nói với một người nào đó rằng anh ta sẽ viết một lá thư cho họ, anh ta nói “I’ll write them”. Khi bạn hỏi một người Mỹ xem liệu anh ta có muốn đi mua sắm không, anh ta có thể nói là “I could”. Ở Vương quốc Anh, những câu trả lời như vậy nghe thật kỳ lạ, vì chúng ta sẽ nói là “I’ll write to you” và “I could go”. Bỏ đi động từ có thể là bởi người Mỹ muốn nói chuyện nhanh hơn – ngược lại, có lẽ người Anh chỉ muốn giải thích chính xác những gì họ đang nói. Không ai đúng ở đây cả, nhưng nếu chúng ta muốn công bố bên thắng cuộc thì đó sẽ là tiếng Anh Anh, bởi vì thẳng thắn mà nói thì cách nói của người Mỹ không có nghĩa lý gì so với một ngôn ngữ ngữ cảnh thấp (low-context) như tiếng Anh.
5. Hai loại tiếng Anh đều vay mượn từ từ các ngôn ngữ khác
Rõ ràng là tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ đã phát triển khác hẳn nhau khi bạn xét từ góc độ các ảnh hưởng về văn hóa tác động độc lập lên mỗi loại, và cách mà hai loại tiếng Anh này vay mượn từ từ những ngôn ngữ khác. Vì một lý do nào đó mà điều này rất phổ biến với từ chỉ thực phẩm: ví dụ như “rau mùi”, trong tiếng Anh Anh là “coriander” (bắt nguồn từ tiếng Pháp) còn trong tiếng Anh Mỹ là “cilantro” (bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha), hay từ “cà tím”, tiếng Anh Anh là “aubergine” (bắt nguồn từ tiếng Ả Rập) còn tiếng Anh Mỹ là “eggplant” (gọi như vậy bởi vì nó trông giống như một quả trứng màu tím). Có rất nhiều ví dụ khác nữa, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là phải lựa chọn đúng từ ở đất nước mà bạn đang theo học hay sinh sống.
(Nguồn: Tham khảo)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét