This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


Sau mùa thi tốt nghiệp THPT vừa qua, mọi người đã ngạc nhiên khi kết quả thi được công bố. Trong 8 môn thi được tổ chức, "Anh Văn" là môn thi có số lượng điểm liệt nhiều nhất, phổ điểm thấp nhất chỉ đạt 2,5 điểm.

Việc này dẫn đến nhiều thắc mắc và hoài nghi về cả phía tổ chức thi và cả bên đi thi. Nhiều ý kiến cho rằng, do có sự thay đổi về hình thức và cơ cấu thi, nên các thí sinh và cả thầy cô đều không có sự chuẩn bị tốt trước khi bước vào kỳ thi. Trên thực tế, thầy cô chấm thi cũng như thí sinh đều có những phản hồi gây sốc.

Hậu quả từ lối học tiếng Anh sai phương pháp


“Cách ra đề thi mới đã phản ánh được một mặt khác của vấn đề học ngoại ngữ ở Việt Nam” – trích lời phỏng vấn thí sinh dự thi từ báo VNexpress.


Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đã phản ánh được nhiều khuyết điểm trong vấn đề dạy và học Anh Ngữ của nước ta trong suốt thời gian qua. Đa số ý kiến đều cho rằng, vấn đề học Anh Ngữ từ lâu đã bị xem nhẹ. Trong những kỳ thi trước, Anh Văn luôn là môn tự chọn, hầu hết các thí sinh đều học rất sơ sài trước khi vào mùa thi, giáo viên dạy Anh Ngữ nhiều nơi đến việc phát âm còn sai, chỉ đặt nặng giáo trình và những mẹo làm bài thi. Bởi tâm lý "chỉ là môn tự chọn chứ không phải môn tủ nên cứ bỏ qua”, dẫn đến chất lượng dạy và học Anh Văn thấp dần theo năm tháng.

Tâm lý trên còn được cổ súy bởi suy nghĩ học thi Đại học xong mới vào các Trung tâm Anh Ngữ ôn luyện Anh Văn sau. Từ đó hình thành thái độ chủ quan và xem nhẹ môn ngoại ngữ.

Học tiếng Anh là để hội nhập

Trước hết cần thay đổi trong tư duy và kiên quyết loại bỏ lối suy nghĩ cũ. Từ năm 2008, khi Việt Nam gia nhập Hiệp Hội Thương Mại Thế Giới (WTO), nhiều cơ hội đã mở ra và các luồng vốn đầu tư cũng ồ ạt đổ về. Nhưng điều kiện căn bản để tham gia vào quá trình kinh tế toàn cầu đó là chúng ta cần có đủ khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài.

Học Anh Văn ngày nay không còn là món ăn ngán ngẩm chốn học đường nữa, mà thực sự đã trở thành điều kiện mấu chốt quyết định sự thành bại của một cá nhân nói riêng và cả nước nói chung. Tiếng Anh gần như đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới, mọi cơ hội sẽ đóng lại nếu không sử dụng được Anh Ngữ.


Không bao giờ là quá trễ để học nhưng hãy học ngay khi có thể


“Lớp 12 tôi dạy có một em thi tiếng Anh THPT quốc gia chỉ đạt 1,75. Em này mất gốc hoàn toàn từ cấp 2 nên không thể tiếp thu kiến thức của lớp mới được. Giáo viên dù đã cố gắng quan tâm nhưng thời lượng môn tiếng Anh ít ỏi, không thể chỉ tập trung giảng lại kiến thức cơ bản cho một học sinh đó được”- Một cô giáo Tiếng Anh của một trường cấp 3 tại Hà Nội chia sẻ.

Khi còn khả năng tiếp thu, hãy học ngay, việc học Anh Ngữ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nếu được hướng dẫn và có phương pháp học đúng. Đi theo luận điểm trên, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo – GS. Trần Xuân Nhĩ rất quan tâm và bày tỏ sự ái ngại của mình về kết quả của kỳ thi THPT vừa rồi; ông lo sợ quá trình hội nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi trình độ Anh Ngữ quá thấp ở nước ta. Giáo sư Nhĩ đã phát biểu:

"Tôi nhớ có lần ông Lý Quang Diệu sang thăm Việt Nam nói lý do đất nước họ phát triển, một trong số đó là chú trọng dạy ngoại ngữ cho toàn dân tộc, để người dân đi khắp thế giới kiếm tiền về và những người trên thế giới cũng có thể tới Singapore phát triển kinh tế"- Trích VNexpress.

Ông nói rằng cần thay đổi những quy định, cho phép người Việt Nam được bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh từ bé. Theo ông, trẻ nhỏ dễ tiếp thu ngôn ngữ nhất và ở Singapore, học sinh khi vào Tiểu học đã biết được tối thiểu 2.000 từ vựng cơ bản. Trong khi đó, nếu muốn giao tiếp phổ thông, mỗi người chỉ cần tối đa 1.500 từ vựng đã có thể sử dụng Anh Ngữ trong đời sống hằng ngày.


>> Nguồn: vaschools

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Hà Nội tiếp tục khẳng định dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo

Đây là khẳng định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trong báo cáo về kinh tế - xã hội gửi đến Hội đồng nhân dân.

Vấn đề sĩ số quá tải ồn ào ở nhiều trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội dịp đầu năm học 2018 được báo cáo đề cập bằng một câu "Nhiều trường học khu vực nội thành có số lớp/trường, số học sinh/lớp vượt tiêu chuẩn quy định".

Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2018.

Một trong những báo cáo quan trọng sẽ được Hội đồng Nhân dân Thành phố cho ý kiến tại kỳ họp này là báo cáo về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; kế hoạch năm 2019.

Hà Nội tiếp tục khẳng định dẫn đầu về chất lượng giáo dục và đào tạo
Nhiều phòng học lớp 1, 3 học sinh ngồi một bàn tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Vũ Phương, báo giáo dục Việt Nam


Về giáo dục và đào tạo năm 2018, báo cáo nhận định, giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về chất lượng; hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh; việc thiếu trường thiếu trường, lớp cục bộ được quan tâm chỉ đạo khắc phục.


Nhiều phòng học lớp 1, 3 học sinh ngồi một bàn tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Vũ Phương. 
Cụ thể, báo cáo nêu, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững. Phổ cập giáo dục được duy trì tốt.

Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học giỏi với 132 giải quốc gia và hơn 160 giải quốc tế.

Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 99,16% (cả nước đạt 97,57%).

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở đạt 99,26%.

Báo cáo cho biết, đã ban hành Chương trình Sữa học đường cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học, bắt đầu triển khai từ tháng 10/2018.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố khuyến khích sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sơ giáo dục.

Thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài Trung học Phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A Level của Cambridge) tại 7 trường Trung học cơ sở và 1 trường Trung học phổ thông.

Đăng cai tổ chức Kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 15 năm 2018 với sự tham gia dự của 9 quốc gia và 23 đoàn các tỉnh, thành trên cả nước.

Năm 2019, Hà Nội tiếp tục đăng cai tổ chức kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 16 và kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) lần thứ 16 tại Việt Nam.

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các khoản thu đầu năm không đúng quy định.

Tuyển sinh trực tuyến tại tất cả các quận, huyện thị xã đối với mầm non lớp 1, lớp 6 tiếp tục được thực hiện; thi và tuyển sinh lớp 10 chuyên, không chuyên và hệ song bằng được tổ chức an toàn, hiệu quả, phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở hợp lý.

Tổ chức chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đảm bảo đúng quy định. Đã xây dựng ban hành và tổ chức truyền thông về phương án đổi mới kỳ thi tuyển sinh và lớp 10 Trung học phổ thông công lập từ năm 2019 -2020 theo phương thức thi tuyển.

Theo đó, học sinh thực hiện 4 bài thi độc lập. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 Trung học phổ thông cho tất cả các trường Trung học phổ thông công lập.
Trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập có thể tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp Trung học cơ sở (như kỳ tuyển sinh năm 2018 – 2019).

Hà Nội thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng nhất là khu vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh.

Tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 95,8%. Trung học cơ sở đạt 28,06%.

Tiến hành khảo sát thực trạng 1.270 trường tiểu học và Trung học cơ sở, xác định 3.720 khu nhà vệ sinh cần cải tạo, xây dựng mới để có phương án lộ trình cụ thể.

Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia năm 2018 theo định hướng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến cuối năm 2018 có thêm 90 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tủ lệ đạt 66,2%, vượt chỉ tiêu năm 2018 (80 trường) và hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu cả nhiệm kỳ (65 – 70% trường công lập đạt chuẩn). Đã khảo sát, công nhận lại 29/187 trường đạt chuẩn; các trường còn lại tiếp tục triển khai thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về giáo dục năm 2019 mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đặt ra là tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học trên toàn thành phố, ưu tiên cân đối đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho các khu vực thiếu trường học, lớp học, đôn đốc quyết liệt tiến độ thực hiện các dự án xã hội hóa xây dựng trường học.

Hà Nội dự báo sơ bộ nhu cầu xây mới, thành lập trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông công lập đến năm 2020 cụ thể như sau:

Ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để đảm báo số trường lớp đáp ứng nhu cầu số học sinh tăng từ nay đến năm 2020 của các quận, huyện, thị xã nhu cầu xây mới tăng thêm là 264 trường công lập các cấp (mầm non 159 trường, tiểu học 52 trường, trung học cơ sở 53 trường).
Trường công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập có thể tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp Trung học cơ sở (như kỳ tuyển sinh năm 2018 – 2019).

Hà Nội thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về cả số lượng và chất lượng nhất là khu vực nội thành và các khu vực đô thị hóa nhanh.

Tỷ lệ học 2 buổi/ngày đối với mầm non đạt 100%, tiểu học đạt 95,8%. Trung học cơ sở đạt 28,06%.

Tiến hành khảo sát thực trạng 1.270 trường tiểu học và Trung học cơ sở, xác định 3.720 khu nhà vệ sinh cần cải tạo, xây dựng mới để có phương án lộ trình cụ thể.

Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia năm 2018 theo định hướng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến cuối năm 2018 có thêm 90 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tủ lệ đạt 66,2%, vượt chỉ tiêu năm 2018 (80 trường) và hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu cả nhiệm kỳ (65 – 70% trường công lập đạt chuẩn). Đã khảo sát, công nhận lại 29/187 trường đạt chuẩn; các trường còn lại tiếp tục triển khai thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về giáo dục năm 2019 mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đặt ra là tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục.

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học trên toàn thành phố, ưu tiên cân đối đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho các khu vực thiếu trường học, lớp học, đôn đốc quyết liệt tiến độ thực hiện các dự án xã hội hóa xây dựng trường học.

Hà Nội dự báo sơ bộ nhu cầu xây mới, thành lập trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông công lập đến năm 2020 cụ thể như sau:

Ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở để đảm báo số trường lớp đáp ứng nhu cầu số học sinh tăng từ nay đến năm 2020 của các quận, huyện, thị xã nhu cầu xây mới tăng thêm là 264 trường công lập các cấp (mầm non 159 trường, tiểu học 52 trường, trung học cơ sở 53 trường).Trong đó, 206 trường đã được bố trí vốn trung hạn 2016 – 2020 của Thành phố hoặc các quận, huyện, thị xã còn lại 58 trường cần Thành phố bố trí vốn, với kinh khái toán khoảng 2.900 tỷ đồng.

Ở cấp Trung học phổ thông, theo báo cáo để đảm bảo số học sinh công lập đạt tỷ lệ 60% ở khu vực 12 quận nội thành và 70% khu vực 18 huyện, thị xã đến năm 2020, nhu cầu xây mới tăng thêm 17 trường Trung học phổ thông trên toàn Thành phố.

Trong đó 3 trường đã xây xong đưa vào sử dụng năm 2018, 7 trường đã được bố trí vốn trung hạn 2016 – 2020 của Thành phố hoặc nguồn vốn khác của các quận, huyện, thị xã, còn lại 7 trường cần Thành phố bố trí vốn với kinh phí khái toán khoảng 700 tỷ đồng.

Hà Nội cũng khẳng định quyết tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường. Siết chặt quản lý việc dạy thêm trái quy định và tình trạng ép học thêm, nhất là cấp tiểu học.

>> Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chỉ với 10 từ này bạn có thể thuyết phục người khác dễ dàng hơn

Trong nhiều tình huống từ đề nghị tăng lương cho tới những thoả thuận cá nhân đều cần xây dựng sự thuyết phục với người đối diện, sử dụng từ ngữ đúng cách có thể giúp bạn gỡ rối những cuộc đối thoại bế tắc.

Cách chúng ta lựa chọn từ ngữ để sử dụng có thể tạo lên ấn tượng mạnh với những người xung quanh cho dù đó là cuộc hội thoại tại các cửa hàng tạp hóa hay trong các cuộc đối thoại với khách hàng.


Chỉ với 10 từ này bạn có thể thuyết phục người khác dễ dàng hơn
Thuyết phục đối phương bằng ngôn từ


Tùy từng tình huống khác nhau mà có những yêu cầu mức độ từ vựng và ngữ điệu khác nhau nhưng cũng có một số từ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ dù nó được đặt trong tình huống nào.


Vì vậy, nếu thời gian tới bạn đang thấy bức xúc về những điều mình muốn đạt được – dù đó là thuyết phục tăng lương hay bất cứ điều gì – dưới đây là 10 từ có thể giúp có thể đạt điều mình muốn dễ dàng hơn:


1. 'Bởi vì'


"Bởi vì" là đường dẫn để bạn dễ dàng giải thích được động cơ của mình cho mọi đề nghị. Trong cuốn sách của mình mang tên "Ảnh hưởng," Robert Cialdini đã miêu tả điều này này như là một "yêu cầu + lý do" và chứng minh được rằng sự kết hợp này làm tăng đáng kể tính thuyết phục cho những yêu cầu của bạn.

Trong một nghiên cứu, người ta tiến hành thí nghiệm với việc đưa ra lời đề nghị được chen vào hàng để tới lượt mình trước. Rất nhiều người cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàng nhường cho ai đó chen vào hàng nếu người đó sử dụng từ “ vì”. Bạn có thể so sánh 2 ví dụ sau để thấy được sự khác biệt: ("Tôi có thể chen vào hàng không?" và "Tôi có thể chen vào hàng không, bởi vì tôi có một cuộc hẹn và tôi bị muộn).

Điều này đúng ngay cả khi lý do đưa ra là vô lý (ví dụ, "Tôi có thể chen vào hàng không vì tôi cần tới lượt sớm hơn?"). Từ "vì" dường như có sức mạnh nào đó khiến người khác làm theo yêu cầu của bạn.


2. 'Cảm ơn'


Một từ cảm ơn đơn giản là cách tốt nhất để biểu hiện lòng biết ơn kịp thời, và nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng lời cảm ơn, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp ngay từ ban đầu. Đấy là cách bạn thể hiện bạn đánh giá cao họ và chính điều đó sẽ khiến đối tượng của bạn quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng giúp đỡ. Hãy sử dụng bí kíp "cảm ơn vì bạn đã bớt chút thời gian cho tôi" ở đầu của một cuộc họp (hoặc ở cuối) để có một không khí tốt đẹp nhất.


3. 'Bạn'


Cùng là mục đích giải thích động cơ cũng như lý do tạo sao bạn muốn điều đó thay vì nói, "Tôi muốn điều này bởi vì tôi cần nó” thì hãy nói dựa trên quan điểm của người bạn muốn hướng tới.

Đặt ra câu hỏi yêu cầu của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào? Ví dụ, bạn có thể nói"Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy doanh số bán hàng của chúng ta tăng đáng kể nếu bạn thực hiện điều này." Cùng một mục đích nhưng cách bạn diễn đạt không chỉ khiến cho người nghe thấy mình là trung tâm của cuộc đối thoại, mà thuyết phục được họ tham gia theo hướng tích cực


4. 'Nếu'


"Nếu" là một từ có sức ảnh hưởng bởi nó mang lại cho bạn cơ hội phá vỡ tình huống xấu bằng cách đưa ra giả thuyết. Miễn là bạn có nghiên cứu (hoặc ít nhất là chỉ cần động não một chút), bạn sẽ có được kết quả tốt. Ví dụ, hãy xem xét: "Nếu chúng ta thực hiện theo phương án A, chúng ta sẽ thấy làm tăng chi phí và năng suất, và nếu chúng ta thực hiện theo phương án B, mọi thứ sẽ vẫn như cũ."


5. 'Có thể'


Sử dụng từ "có thể" ám chỉ sự cởi mở, không giống như từ "sẽ không" hoặc "không bao giờ". Điều này sẽ giúp cuộc nói chuyện tích cực hơn, và cũng cho phép bạn khám phá những kết quả trong giả thuyết tương lai. Đặc biệt sẽ rất hiệu quả để sử dụng khi đối tác của bạn có ý kiến phản biện hay có một yêu cầu cho bạn. Ví dụ, "Tôi có thể đảm nhận thêm việc nhưng tôi muốn thời hạn deadline linh hoạt hơn."


6. 'Chúng ta'


Giống như từ "bạn", "chúng ta" làm mất đi cái tôi cá nhân và biến người nghe thành trung tâm và có cảm giác luôn được chào đón. Sử dụng từ này ngụ ý bạn và người nghe là một thể thống nhất, bất cứ lợi ích nào của bạn cũng là lợi ích của họ. Nếu như làm việc với khách hàng, hãy cho họ thấy sự gắn kết bằng cụm "chúng ta", bạn sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn, hiệu quả hơn.


7. 'Cùng nhau'


"Cùng nhau" là chúng ta cùng làm một việc. Nó bao hàm mức độ thân thiện và hợp tác, giúp cuộc hội thoại của bạn trở nên dễ dàng hơn và yêu cầu của bạn cũng dễ được đưa ra và cùng thảo luận.


8. 'Thực tế'


Từ "thực tế" có thể giúp bạn đáng kể trong nỗ lực thuyết phục người nghe. Bằng cách đưa ra các dẫn chứng cụ thể hay các nghiên cứu sẽ là phương pháp hữu hiệu để củng cố vị trí cũng như làm cho cuộc thảo luận của bạn thuyết phục hơn.


9. 'Cởi mở'


Trong bất cứ cuộc trao đổi nào sẽ không tránh được việc bạn bất đồng quan điểm với người khác, và bạn sẽ không tuân theo bất cứ yêu cầu nào của họ. Nhưng phản hồi những yêu cầu đó bằng từ "không " hoặc "không bao giờ" là cách tiêu cực và phản tác dụng. Thay vào đó, hãy nói rằng bạn “ luôn cởi mở” đối với các ý tưởng nhưng hãy tiếp tục trao đổi trước khi bạn hoàn toàn đồng ý.


10. 'Sẽ'


"Sẽ" là từ chúng ta sử dụng để chuyển hành động về thì tương lai. Đó là một từ có tác động mạnh vì nó ám chỉ mức độ chắc chắn về kết quả của cuộc đối thoại. Nói rằng bạn "sẽ" làm một cái gì đó như là một hành động trực tiếp cung cấp cho người nghe cái nhìn rõ ràng và giảm thiểu khả năng hiểu lầm.

10 từ trên đây không có quyền năng chi phối người nghe hoàn toàn. Nhưng, nếu được vận dụng trong bối cảnh thích hợp, chúng có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa cho một cuộc đàm phán ý nghĩa và hợp tác. Bạn sẽ thấy mình cởi mở hơn, thông minh hơn và có sức thuyết phục hơn mỗi khi đặt ra đề nghị hay yêu cầu.
>> Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ/B.I

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Ngữ pháp tiếng Anh: Phân biệt MUCH, MANY và HOW MUCH, HOW MANY


Trong ngữ pháp tiếng Anh MUCH,  MANY và HOW MUCH, HOW MANY là kiến thức tiếng Anh cơ bản được sử dụng rất nhiều, nhưng chúng rất dễ gây nhầm lẫn. Chính vì thế bạn nên nắm chắc cách phân biệt chúng qua bài viết dưới đây


Ngữ pháp tiếng Anh: Phân biệt MUCH,  MANY và HOW MUCH, HOW MANY

 1. Cách sử dụng MUCH và MANY

Trong tiếng Anh, MUCH và MANY có cách dùng khác biệt rõ ràng:
• Many (nhiều): được dùng trước danh từ đếm được.
• Much (nhiều): được dùng trước danh từ không đếm được.
Ví dụ: She has many friends. ( Cô ấy có nhiều người bạn )
I don’t have  much money. ( Tôi không có nhiều tiền )

2.  Phân biệt MUCH và MANY

MANY thường được thay thế bằng: lot/ lots of (+ danh từ) hoặc bằng a lot /lot (+ đại từ)
MUCH thường được thay bằng a great/ good deal of (+ danh từ) hoặc a great/ good deal (+đại từ)
Ví dụ: He spent a lot/ lots of money on his car.
Ngữ pháp của MUCH và MANY không quá khó phải không các bạn? Ngoài ra, trong tổng quan ngữ pháp TOEIC, cách dùng của How much và How many cũng là phần khiến nhiều bạn bối rối mỗi khi gặp phải. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

3.  Cách dùng How much và How many

Cách dùng How much

“How much” được dùng khi bạn muốn hỏi về số lượng của danh từ không đếm được hoặc hỏi về giá cả.
How much dùng cho câu hỏi về số lượng của danh từ không đếm được
Cấu trúc câu hỏi:

How much + Danh từ không đếm được + is there? (Có bao nhiêu….?)
Hoặc: How much + Danh từ không đếm được + do/does + S + have ?
Ví dụ:
How much beer is left? (Có bao nhiêu bia còn lại?)
How much juice do you drink every day ? (Bạn uống bao nhiêu nước hoa quả mỗi ngày?)
Cấu trúc câu trả lời:
There is…
Some…
How much còn được dùng khi hỏi về giá của đối tượng:
Cấu trúc câu hỏi: How much + do/does + S + cost ? ( Giá bao nhiêu…?)
Ví dụ: How much does the pen cost? (Cái bút giá bao nhiêu?)

Cách dùng How many

How many được dùng khi bạn muốn hỏi về số lượng của thứ gì đó, áp dụng cho danh từ đếm được.
Câu hỏi How many:
Cấu trúc: How many + Danh từ số nhiều + are there? (Có bao nhiêu…?)
How many + Danh từ số nhiều + do/does + S + have ?
Ví dụ: How many people are there in your team? (Có bao nhiêu người trong nhóm của bạn?)
Câu trả lời How many:
  Nếu có 1, trả lời: There is one.
  Nếu có nhiều, trả lời: There are + số lượng.
Ví dụ: – How many tables are there in the kitchen room? (Có bao nhiêu cái bàn trong phòng bếp?)
There is one. ( Chỉ có 1 cái )
– How many stools are there in the kitchen room? (Có bao nhiêu cái ghế đẩu trong phòng bếp?)
There are six. ( Có 6 cái ).
>> Sưu tầm

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Làm thế nào để thành công khi chẳng có gì xuất sắc?


Chúng ta luôn bị đánh lừa về cách có một cuộc sống giàu sang: Tìm ra cái bạn làm giỏi nhất, lao động thật chăm chỉ và có thể thoải mái lặn ngụp trong giàu sang, phú quý.
Đó sẽ là một công thức tuyệt vời nếu bạn sinh ra với một khả năng đặc biệt xuất chúng, còn nếu không, đó chỉ là một dạng thuốc mê. Vậy phải làm sao nếu bạn không có bất kỳ kỹ năng "khủng" nào thuộc tầm đẳng cấp nhất thế giới?

Làm thế nào để thành công khi chẳng có gì xuất sắc?

Nếu cái gì bạn cũng biết, và chỉ dừng ở đó?

Tin tốt là, gần như tất cả mọi người đều như vậy, trong đó có cả những ngôi sao rất rất thành công. Rất ít người thực sự thành công chỉ nhờ giỏi nhất một điều gì đó. Thực tế, sự thành công đến từ việc kết hợp hiệu quả rất nhiều thứ quan trọng lại với nhau.

Bill Gates không phải là lập trình viên tài ba nhất thế giới, cũng chẳng phải diễn giả xuất chúng nhất, người bán hàng tuyệt nhất, nhà chiến lược tầm cỡ nhất, hay kế toán giỏi nhất trên trái đất này. Ông ấy đều khá những khoản đó và vấn đề là ông học được kỹ năng kết nối tất cả lại để làm nên những thứ lớn lao hơn.

Kỹ năng, thành công, xuất sắc, quản lý, kỹ năng nghề nghiệp, bí quyết để thành công
Để thành công, bạn cần kết hợp nhiều kĩ năng lại với nhau. Ảnh minh hoạ

Will Smith không phải là diễn viên hay nhạc sĩ vĩ đại nhất thế giới. Nhưng ông ấy biết kết hợp 2 kỹ năng này với nhau một cách duyên dáng. Will còn biết xây dựng thương hiệu cá nhân thông minh và tạo ra một tác phẩm giàu tâm huyết. Với Will Smith, tổng thể tốt hơn nhiều so với từng riêng lẻ.

Hầu hết mọi người đều mắc sai lầm khi chỉ biết tập trung vào một kỹ năng mà họ cho là mình "giỏi" nhất. Nếu vậy, Steve Jobs có thể đã trở thành một nhân viên bán xe hơi cũ.

Ngay cả khi những kỹ năng bạn có được dường như rất tầm thường, thì một sự kết hợp khôn khéo của những thứ tầm thường có thể biến bạn thành vô giá.


Giả sử bạn chỉ là tay chơi quần vợt nhàng nhàng bậc trung. Bạn thích chơi trò đó nhưng biết rằng mình sẽ không bao giờ trở thành nhà vô địch thế giới được. Tự thân môn này cũng không cần quá nhiều kỹ năng. Bạn có thể học cách kết hợp kỹ năng chơi quần vợt với kỹ năng giảng dạy. Sau đó, tạo ra các video hướng dẫn tập quần vợt trên Internet. Bạn cũng có thể kinh doanh trực tuyến bất cứ thứ gì bạn yêu thích khi mà các kỹ năng của bản thân không bao giờ có thể tiến xa hơn mức "biết làm".

Những điều này đúng với bất cứ ngành nghề nào. Một doanh nhân trung bình biết học hỏi một ít về luật, đôi chút về ngôn ngữ cơ thể, hay lập trình hoặc phát biểu trước đám đông, có thể khẳng định lợi thế hoành tráng hơn các đồng nghiệp của họ. Thật vậy, những điều tạo nên một doanh nhân vĩ đại là sự kết hợp hoàn hảo các kỹ năng có liên quan, gồm cả tâm lý học và sự kỉ luật.

Các kỹ năng cá nhân có rất nhiều. Nhưng kết hợp được chúng thì lại rất hiếm. Nếu muốn nâng cao giá trị bản thân, hãy bắt đầu từ các thế mạnh của mình và khéo léo kết hợp chúng ở phạm vi rộng hơn.

Theo Ttvn.vn

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Nghĩa của từ thay đổi khi nhấn trọng âm tiếng Anh

Thay đổi cách nhấn trọng âm tiếng Anh của từ cũng sẽ làm nghĩa của chúng cũng có sự xê dịch. Chúng ta phân loại chúng thành hai loại đó là:


Nghĩa của từ thay đổi khi nhấn trọng âm tiếng Anh
Khi nhấn sai trọng âm tiếng Anh thì nghĩa của một số từ sẽ bị thay đổi


Nhóm 1: Nhóm từ đã thay đổi nhưng vẫn giữ nghĩa tương đương.
Nhóm 2: Nhóm thay đổi nghĩa hoàn toàn.

Khá phổ biến đó là nhóm 1, thường là đổi từ động sang danh từ khi bạn nhấn trọng âm. Trong bài viết dưới đây, Benative xin chia sẻ tới bạn hệ thống các từ đã có sự lệch nghĩa với từ gốc.


Hệ thống các từ loại bị thay đổi nghĩa khi nhấn trọng âm tiếng Anh



Dưới đây là tổng hợp một số từ vựng tiếng Anh phổ biến thuộc nhóm đổi trọng âm và từ loại nhưng vẫn giữ nghĩa tương ứng thuộc nhóm 1 mà chúng ta hay gặp nhất.

Từ
Phiên âm
Từ loại, nghĩa
conflict
/ˈkɒn.flɪkt/
(n) sự mâu thuẫn, tranh cãi
/kənˈflɪkt/
(v) mâu thuẫn, tranh cãi
contest
/ˈkɒn.test/
(n) cuộc thi
/kənˈtest/
(v) tranh cãi, đấu tranh
contrast
/kɒn.trɑːst/
(n) sự mâu thuẫn
/kənˈtrɑːst/
(v) mâu thuẫn, làm rõ sự tương phản
convert
/ˈkɒn.vɜːt/
(n) người cải đạo
/kənˈvɜːt/
(v) chuyển đổi, cải đạo
decrease
/ˈdiː.kriːs/
(n) sự giảm xuống
/dɪˈkriːs/
(v) giảm, suy giảm
import
/ˈɪm.pɔːt/
(n) hàng nhập khẩu
/ɪmˈpɔːt/
(v) nhập khẩu
increase
/ˈɪŋkriːs/
(n) sự tăng lên
/ɪnˈkriːs/
(v) tăng lên
insult
/ˈɪn.sʌlt/
(n) sự lăng mạ, sỉ nhục
/ɪnˈsʌlt/
(v) lăng mạ, sỉ nhục
perfect
/ˈpɜː.fekt/
(adj) hoàn hảo
 /pəˈfekt/
 (v) hoàn thiện, làm hoàn hảo
permit
/ˈpɜː.mɪt/
(n) giấy phép
/pəˈmɪt/
(v) cho phép
pervert
/ˈpɜː.vɜːt/
(n) kẻ hư hỏng, kẻ đồi bại
/pəˈvɜːt/
(v) xuyên tạc, làm hư hỏng, sai lệch
present
/ˈprez.ənt/
(n) món quà
/prɪˈzent/
(v) giới thiệu
produce
/ˈprɒd.juːs
(n) nông sản, vật phẩm
/prəˈdjuːs/
(v) sản xuất, tạo ra
protest
/ˈprəʊ.test/
(n) sự phản kháng, kháng nghị
/prəˈtest/ 
(v) phản kháng
recall
/ˈriː.kɑːl/
(n) sự làm nhớ lại, hồi tưởng lại
/rɪˈkɔːl/
(v) hồi tưởng, làm nhớ lại
record
/ˈrek.ɔːd/
(n) bản lưu, bản ghi chép
/rɪˈkɔːd/
(v) lưu trữ, ghi chép lại
reject
/ˈriː.dʒekt/
(n) phế phẩm
/rɪˈdʒekt/
(v) từ chối
suspect
/ˈsʌs.pekt/
(n) kẻ tình nghi
/səˈspekt/
(v) nghi ngờ, hoài nghi điều gì đó, xảy ra


Tổng hợp những từ khi trọng âm thay đổi nghĩa hoàn toàn khác với ban đầu



Đây thuộc nhóm 2 ít gặp nhưng vẫn có thể rơi vào tiếng Anh giao tiếp hàng ngày khi chúng ta tham gia những cuộc trò chuyện, trao đổi công việc hay học tập.


Từ
Phiên âm
Từ loại, nghĩa
address
/ˈæd.res/
(n) địa chỉ
/əˈdres/
(v) mâu thuẫn, tranh cãi
attribute
ˈæt.rɪ.bjuːt/
(n) phẩm chất
/əˈtrɪbjuːt/
(v) do, quy cho, đóng góp
conduct
/ˈkɒn.dʌkt/
(n) tư cách, đạo đức
/kənˈdʌkt/
(v) thực hiện, chỉ huy
console
/ˈkɒn.vɜːt/
(n) bảng điều khiển (điện tử)
/kənˈsəʊl/ 
(v) an ủi, giải khuây
content
/ˈkɒn.tent/
(n) ý tưởng, nội dung
/kənˈtent/
(adj) hài lòng
converse
/ˈkɒn.vɜːs/
(n) cái ngược lại
/kənˈvɜːs/
(v) giao tiếp
default
/ˈdiː.fɒlt/
(adj) mặc định
/dɪˈfɒlt/
(v) vỡ nợ
desert
/ˈdez.ət/
(n) sa mạc
/dɪˈzɜːt/
(v) đào ngũ
entrance
/ˈen.trəns/
(n) cổng vào
/ɪnˈtrɑːns/
(v) mê hoặc, thu hút
exploit
/ˈek.splɔɪt/
(n) kỳ tích
/ɪkˈsplɔɪt/
(v) bóc lột, sử dụng thứ gì không công bằng
extract
ˈek.strækt/
(n) đoạn trích trong tác phẩm
/ɪkˈstrækt/
(v) bòn rút
invalid
/ˈɪn.və.lɪd/
(n) người tàn tật
 /ɪnˈvæl.ɪd/
 (adj) không có hiệu lực
object
/ˈɒb.dʒɪkt/
(n) vật thể
/əbˈdʒekt/
(v) phản đối
project
/'prɒdʒ. ekt/
(n) đề tài, dự án
/prəˈdʒekt/
(v) phóng, chiếu
refuse
/ˈref.juːs/
(n) đồ thải ra, rác rưởi
/rɪˈfjuːz/
(v) từ chối
subject
/'sʌb.dʒekt/
(n) môn học
/səbˈdʒɛkt/
(v) bắt ai đó phải chịu, trải qua, làm gì


Với sự chi phối về mặt nội dung của từ khi trọng âm tiếng Anh thay đổi, bạn nên chú ý và chọn lựa thật kỹ để dùng cho những ngữ cảnh khác nhau nhé!