This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Nếu bạn muốn bị thất nghiệp thì đừng đọc những kỹ năng này

Bà Trần Thị Thúy Nga – Cố vấn nhân sự cấp cao của Công ty Misa chia sẻ: "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tuyển chọn được những nhân sự tốt nhất phù hợp với vị trí công việc? Hồ sơ thì chúng tôi nhận được rất nhiều, nhưng những ứng viên lọt qua được khâu tuyển dụng để được thử việc lại rất ít. Đó là vì phần lớn các ứng viên đều thiếu kỹ năng trầm trọng".

Để giải quyết vấn đề này, bà Nga cho rằng, các cơ sở đào tạo cần phải kết hợp với doanh nghiệp để có định hướng đào tạo tốt hơn, đúng với yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ sớm giải quyết được bài toán cử nhân thất nghiệp.
Bà Trần Thị Thúy Nga – Cố vấn nhân sự cấp cao của Công ty Misa chia sẻ những kỹ năng cần phải có đổi với mỗi cử nhân. ảnh: Ngọc Quang.
Thống kê cho thấy có tới 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu kỹ năng mềm, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội tìm kiếm việc làm và lgây ra các rào cản khác trong công việc. Bà Nga nêu ra một thí dụ dễ nhận thấy, đó là có những kế toán được đào tạo nghiệp vụ giỏi, nhưng kỹ năng giao tiếp với khách hàng thì ít được cơ sở đào tạo chú trọng, trong khi các doanh nghiệp khi tuyển dụng lại rất quan tâm tới vấn đề này. Do đó, mỗi sinh viên ngoài việc rèn luyện nghiệp vụ thì phải tự tìm hiểu để học các kỹ năng mềm.
Bà Nga cho hay, có 24 năng lực cốt lõi dành cho lãnh đạo và nhân viên. Trong đó có 8 năng lực dành cho lãnh đạo và 16 năng lực chung. Mỗi doanh nghiệp tùy theo mô hình hoạt động sẽ đạt ra yêu cầu với các ứng viên về các nhóm kỹ năng khác nhau. Tuy vậy có một số kỹ năng chung mà các bạn trẻ cần phải nắm được đó là: thuyết trình, giao tiếp, đàm phán... nếu bạn trở thành quản lý thì cần những kỹ năng cao hơn đó là tổ chức họp, động viên tinh thần nhân viên, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Theo bà Nga, ASK là mô hình được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).


Cụ thể hơn: Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective); Kỹ năng (Skills) - kỹ năng thao tác (Manual or physical); Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive).

Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu; năng lực (phân tích, tổng hợp, đánh giá, ứng dụng) hiểu các vấn đề. Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một

công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.
Mỗi ngày bạn hãy đặt ra cho mình câu hỏi: Mình là ai? Mình muốn trở thành người như thế nào? Khi đã xác định mục tiêu, mỗi người phải phân chia thời gian hợp lý cho các đầu việc theo đuổi để đạt được mục tiêu cụ thể đặt ra ban đầu. Bạn cũng phải xác định năng lực của bản thân có thể đạt tới mục tiêu đề ra hay không và tìm lời giải cho nó. Nếu bạn đặt ra yêu cầu quá thấp với khả năng của mình thì đó là một điều đáng tiếc, nhưng nếu đặt ra yêu cầu quá cao và không thể thực hiện nổi thì có khi sẽ là một thất bại không thể cứu vãn. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo các làm của những người đi trước, tìm lời khuyên từ những người đã thất bại, những người đã thành công.
12 năng lực cần phải có đối với một cử nhân: 1. Kỹ năng làm việc nhóm; 2. Kỹ năng giao tiếp; 3. Kỹ năng thích ứng; 4. Đáng tin cậy; 5. Luôn duy trì được động lực làm việc; 6. Toàn tâm toàn ý với công việc; 7. Có khả năng đưa ra quyết định nhanh; 8. Luôn sẵn sàng đưa ra sáng kiến; 9. Phải tạo ra được các công trình tiêu chuẩn; 10. Biết cách giải quyết vấn đề; 11. Chịu được áp lực công việc cao; 12. Biết tổ chức công việc.
Doanh nghiệp sử dụng lao động thường đánh giá “3 năng” gồm: Năng lực, năng nổ, năng suất. Để đạt được những kỹ năng cần thiết, ngoài định hướng học tập tốt từ nhà trường, sinh viên cần được tiếp xúc trực tiếp nhiều tại các cơ sở làm việc; được tham dự nhiều buổi hội thảo có các chuyên gia đang điều hành doanh nghiệp chia sẻ - đó là những bài học thực tế bổ ích với sinh viên hơn là nghe quá nhiều các bài giảng ở trường.
Thực trạng hiện nay đó là doanh nghiệp cần một đằng thì nhà trường đào tạo một hướng khác, trong khi đó lẽ ra phải đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới, vừa đảm bảo nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp, không mất nhiều thời gian đào tạo kỹ năng, đồng thời cũng giải quyết được bài toán việc làm khi sinh viên tốt nghiệp.
Bà Trần Thị Thúy Nga cũng đưa ra lời khuyên đối với các cơ sở đào tạo là nên dành nhiều thời gian để sinh viên được trải nghiệm thực tế, được làm việc bán thời gian. Điều đó giúp cho sinh viên hoàn thiện nhiều kỹ năng, tự tin hơn khi tốt nghiệp. Khi được trực tiếp làm việc, mỗi người sẽ tự thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để điều chỉnh.
Sưu tầm

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Người trẻ! Đừng vì bất kỳ lý do gì mà đổ lỗi cho việc không thể thành thạo tiếng Anh

Có hàng trăm lý do để những người trẻ lý giải tại sao tiếng Anh lại trở thành nỗi sợ với họ. Nhưng khi bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày sử dụng internet và tự hào vì luôn bắt nhịp xu hướng mới, chẳng có lý do gì khiến bạn không thể thành thạo tiếng Anh cả.

Nỗi sợ tiếng Anh của nhiều người trẻ


Trong khi có những bước chân sải rộng đến từng châu lục, những cậu bạn làm việc tại đại sứ quán, tập đoàn đa quốc gia, thì vẫn có những người trẻ sợ hãi, chỉ biết lặng thinh khi một người khách du lịch hỏi đường. Dù không biết từ bao giờ tiếng Anh đã thành nỗi sợ của một bộ phận người trẻ, thì chắc chắn một điều rằng nỗi sợ này vẫn đang hiện hữu.


Sợ tiếng Anh là khi bạn chỉ biết lặng thinh khi một người khách du lịch hỏi đường


Dạo quanh 1 vòng những diễn đàn tìm việc làm… những câu chuyện về "mất cơ hội", "thất nghiệp", "mất định hướng" của các bạn trẻ luôn là chủ đề nóng, thu hút hàng ngàn bình luận. Và việc không có ngoại ngữ luôn là một lý do được nhắc tới rất nhiều. Vì thiếu chứng chỉ TOIEC, IELTS, TOEIC… mà vuột mất cơ hội vào làm tại tập đoàn lớn. Vì tiếng Anh chỉ dừng lại ở chữ "biết" chứ không đủ dùng, chuyến đi công tác châu Âu của công ty đành ngậm ngùi nhường cho đồng nghiệp khác… Tiếng Anh, vô hình đã trở thành rào cản ngăn trở bước chân của rất nhiều bạn trẻ.

Tự tin giao tiếp trong môi trường công việc đa quốc gia hay bị nỗi sợ hãi chế ngự và nhường cơ hội cho người khác?
Tự tin giao tiếp trong môi trường công việc đa quốc gia hay bị nỗi sợ hãi chế ngự và nhường cơ hội cho người khác?


Mất gốc, mất căn bản, không có điều kiện kinh tế, bận rộn vì những việc khác… quá nhiều lý do để người trẻ vin vào cho việc mình thất bại trong việc học tiếng Anh. Nhưng xem ra, lý do lớn nhất vẫn nằm ở chính bản thân chứ không đâu xa. Dành hàng giờ trước máy tính lướt web, chơi game, vào facebook đọc tin vặt thì tiếng Anh không thể nào tự nhiên mà giỏi lên được. Tất cả, chung quy lại vẫn là hai chữ "nỗ lực", "quyết tâm" đang còn thiếu.

Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn



Ai cũng biết thế giới đang "phẳng" hơn bao giờ hết. Và ai cũng biết tiếng Anh đã và đang chiếm một tầm quan trọng như thế nào trong xã hội mở và đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Nhưng giữa "biết" và bắt tay vào thực hiện vẫn là cả một quãng dài với nhiều người trẻ.

Nhiều bạn trẻ lấy lý do công việc hiện tại của mình không hoặc ít liên quan tới tiếng Anh để làm cớ thoái thác cho việc học tiếng Anh. Nhưng rõ ràng cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào. Khi công ty mở rộng thị trường ra khu vực, thế giới và cần nhân sự đảm nhận vai trò mới, giữa hai người cùng năng lực chuyên môn, người giỏi tiếng Anh hơn, có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thục hơn sẽ nắm chắc vị trí thăng tiến.
Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn
Trên bước đường khám phá, tiếng Anh là tấm vé thông hành để bạn đi xa hơn

Nếu bạn thuộc team mê "xê dịch" nước ngoài hoặc mong muốn đi du học ở những chân trời mới, tiếng Anh lại càng quan trọng. Có tiếng Anh, từ việc gọi một món ăn ngoài nhà hàng cho đến việc dám đứng lên trước giảng đường phát biểu quan điểm của mình về bài học, bạn đều tự tin làm được.


Trong mọi trường hợp, việc biết tiếng Anh sẽ luôn là lợi thế. Đó là tấm passport thứ 2 để bạn làm giàu thêm cho trải nghiệm sống của mình, là bàn đạp tới thành công ở ngoài tầm với của những người không thể giao tiếp nhiều hơn một ngôn ngữ, là cánh cửa để mở ra những cơ hội mới từ những đất nước xa xôi.

Tiếng Anh mở ra cơ hội mới từ những đất nước xa xôi (Nguồn ảnh: Jeshoots, Unsplash)

Người trẻ! Đừng vì bất kỳ lý do gì mà đổ lỗi cho việc mình không thể sử dụng thành thạo tiếng Anh

Đã đến lúc thôi đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng tại sao bạn "sợ" tiếng Anh hay cho rằng tiếng Anh không cần thiết với bạn. Đừng dừng lại ở niềm khao khát, cũng đừng dừng lại ở sự ghen tị khi nhìn người khác thành công, hãy bắt đầu chinh phục nó từ hôm nay.

Thấu hiểu nỗi sợ của nhiều người trẻ trong việc học tiếng Anh, SmartR đã phát động chiến dịch We Got Your Back #WGYB để nhiều bạn có thể chia sẻ những câu chuyện, những kỉ niệm của mình về tiếng Anh để đối mặt với những nỗi sợ của chính bản thân mình, chia sẻ về những động lực giúp họ chinh phục ngôn ngữ này. Thông qua chiến dịch, đã có nhiều bạn trẻ mạnh dạn trải lòng.



"Trước lúc làm quản lý nhà hàng, Hiếu đã từng làm phục vụ. Có một lần đoàn khách Tây vào nhà hàng và gọi món, vì lúc đó trình độ tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đã ghi sai một số món của khách. Lúc bưng món ra, khách rất khó chịu và phàn nàn vì sự nhầm lẫn tai hại này, lúc đó, dưới vai trò là một phục vụ, mình vừa sợ vừa xấu hổ nên chỉ biết nhận lỗi và trốn vào trong vách... mình thật sự thất vọng. Chính những chuyện như vậy làm mình nhận ra tiếng Anh thật sự rất quan trọng, không phải cho mình hiện tại mà là cho cả tương lai gia đình, con cái sau này..." – Lê Duy Hiếu chia sẻ về kỉ niệm nhớ đời của mình.

Còn bạn, động lực học tiếng Anh của bạn là gì?

Dù là gì đi nữa, hãy tìm cho mình một phương pháp phù hợp. Bởi bên cạnh các yếu tố cá nhân, phương pháp cũng vô cùng quan trọng, vừa giúp duy trì động lực, vừa đưa động lực của bạn đi đúng hướng.

Hiện tại có rất nhiều trung tâm nhưng vì sao người Việt Nam tiếng Anh vẫn còn hạn chế. EF EPI xếp VN đứng 41/88 nước và trong khu vực chỉ đứng thứ 7/21 nước châu Á. Phải chăng chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp cho việc học tiếng Anh.

Nếu bạn vẫn còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong công cuộc chinh phục tiếng Anh của mình thì tại sao không tham gia một buổi Workshop về giải pháp tiếp cận tiếng Anh hiệu quả dành cho thế hệ trẻ. Sự kết hợp của công nghệ tiên tiến – Machine Learning – và phương pháp học thời đại mới – Blended Learning hứa hẹn sẽ tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn riêng biệt. Chương trình hoàn toàn miễn phí, mở cửa cho tất cả những người đang tìm giải pháp học tiếng Anh tối ưu để cải thiện trở ngại trong công việc và cuộc sống.

Hành trình chinh phục tiếng Anh có thể sẽ dài, nhưng hãy cứ đặt bước đầu tiên – là tham gia một workshop, hay là nhận tư vấn từ một chuyên gia đều được. Mình còn trẻ, không cung đường nào có thể làm đôi chân chùn bước!
>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 nhóm ngành xếp tốp 500 - 600 thế giới

Theo Bảng xếp hạng QS thế giới, nhóm ngành Vật lý và Thiên văn học của trường xếp hạng 501-550 thế giới và đứng vị trí số 1 toàn quốc.



Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực: Vật lý và Thiên văn học; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo vừa được Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - QS (Vương quốc Anh) xếp hạng tốp 500-600 thế giới.

Theo Bảng xếp hạng QS thế giới, nhóm ngành Vật lý và Thiên văn học của trường xếp hạng 501-550 thế giới và đứng vị trí số 1 so với các cơ sở giáo dục đại học trong nước.

Bên cạnh đó, 2 nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin; Kỹ thuật cơ khí, Hàng không và Chế tạo lần lượt thuộc tốp 551-600 và 451-500.




Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS WRU by Subject) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation - AR), uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation - ER), tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động từ các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.

Việt Nam có 2 đại diện được QS WRU by Subject xếp hạng là Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trước đó, năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam có lĩnh vực Vật lý được US News xếp hạng, đứng thứ 502 toàn cầu.

Cũng trong năm 2018, lần đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801-1000 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới và xếp thứ 124 châu Á của Tổ chức xếp hạng QS.
>> Theo Trinh Phúc ( Báo Giáo dục Việt Nam)